Theo ông Vladimir Artyakov, với việc được ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tăng có thể tấn công xác như súng bắn tỉa mà không cân con người can thiệp.
- Nga trở lại 'ngôi vương' xạ thủ bắn tỉa, Mỹ 'tụt hậu' trước 'học thuyết bắn tỉa' của Moscow
- Nỗi khiếp đảm của lính đánh thuê Syria khi phải đối đầu với các tay súng bắn tỉa Armenia
Ông Vladimir Artyakov, hiện là Phó tổng giám đốc của Rostec cho biết, T-14 Armata là cỗ tăng thế hệ 5 duy nhất trên thế giới hiện nay được ứng dụng những công nghệ mang tính cách mạng, đặc biệt là AI.
Điểm làm nên sự đặc biệt ở chương trình tăng Armata là chúng được phát triển với cả phiên bản có người lái và tăng robot với thiết kế tự động hoàn toàn.
Xe tăng Armata.
Ông Vladimir Artyakov cho biết thêm: "Ban đầu, xe tăng Armata được thiết kế như một phương tiện điều khiển bằng kíp lái.
Nhưng trình độ công nghệ hiện đại ngày nay đã khiến nó có thể biến nó thành một phương tiện chiến đấu không người lái. Chúng tôi đã tiến hành các cuộc thử nghiệm thích hợp và kết quả thành công.
Nếu nói về bản có người lái của Armata, thì mọi thứ sẽ được tự động hóa hết mức có thể. Ví dụ, tổ lái của Armata không cần nhắm chính xác mà chỉ cần nhắm súng gần đúng mục tiêu.
Chiếc xe tăng này sử dụng các yếu tố của trí tuệ nhân tạo (AI) giúp kíp lái khai hỏa chính xác như súng bắn tỉa. Người điều khiển chỉ cần chỉ ra hướng tới mục tiêu, sau đó mọi thứ được thực hiện độc lập".
Không chỉ có được ứng dụng AI, tăng Armata còn được Nga sản xuất bằng loại vật liệu đặc biệt giúp chúng sở hữu tính năng tàng hình trên chiến trường tương tự tiêm kích thế hệ 5.
Loại vật liệu đặc biệt này được biết đến là "The Mantle" do Viện Sắt thép thuộc Nhà máy Chế tạo Máy Cơ khí phát triển có dạng một tấm màn lớn được làm từ các thành phần có khả năng bảo vệ chủ động và được đặt phía trước xe thiết giáp cần được bảo vệ khoảng 50-1.500mm.
Khi tác chiến bị lựu đạn chống tăng bắn vào, các thành phần bảo vệ bí mật trong tấm màn này sẽ có nhiệm vụ phá hủy mạch kích nổ điện tử trong quả lựu đạn cũng như làm phân tán các chất nổ trong quả lựu đạn.
Điều này sẽ khiến cho quả lựu đạn chống tăng khi chạm vào phần giáp chính của xe thiết giáp sẽ không thể phát nổ hoặc nếu có nổ thì khả năng xuyên giáp cũng bị suy giảm đáng kể.
Trong khi đó, khả năng tàng hình của The Mantle sẽ giúp giảm tới 6 lần khả năng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh bị radar của địch phát hiện và giảm tới 3 lần khả năng các xe thiết giáp này bị các thiết bị hồng ngoại của địch phát hiện.
Đặc biệt, việc tháo và lắp loại vật liệu này chỉ mất vài phút và binh sĩ không cần phải được huấn luyện vẫn có thể làm tốt thao tác này.
Theo phân tích từ chuyên gia của tờ Defense News, công nghệ tàng hình đã trở nên rất cần thiết đối với lực lượng tăng thiết giáp hiện đại bởi xe tăng không chỉ chiến đấu đối kháng trên mặt đất, khả năng tàng hình có thể chống lại các cuộc tấn công từ trên không bằng máy bay và trực thăng tấn công kiểu như Apache...
Cùng với khả năng tàng hình, Nga còn chứng minh tăng Armata đi trước thời đại khi quyết định trang bị cho siêu tăng năng loại UAV đặc biệt. Theo báo Mỹ, việc sử dụng UAV để hộ tống xe tăng sẽ tăng cường đáng kể sức chiến đấu của lực lượng tăng thiết giáp Nga.
Defense News nhận định, các UAV Pterodactyloidea (loại được trang bị cho T-14 Armata) sẽ giúp các xe tăng Nga quét khu vực có bán kính gần 10km.
"Một bước đột phá quan trọng cho Lục quân Nga. Nhờ trang bị UAV, diện tích mặt đất mà tăng T-14 Armata có thể tấn công mục tiêu sẽ tăng lên đáng kể", tờ báo này cho biết.
- Cận cảnh khẩu súng CheyTac M200 'ông vua bắn tỉa tầm xa' của Mỹ
- Nga điều thêm xạ thủ bắn tỉa tới Donbass, binh sĩ Quân đội Ukraine liên tiếp bị hạ sát
Nguồn: https://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/vu-khi/ai-giup-armata-tan-cong-chinh-xac-nhu-sung-ban-tia-3435314/