Chắc hẳn với từ Demo thì bất kỳ ai cũng ít nhất một lần nghe hoặc thấy rồi. Vậy nó có nghĩa là gì và tại sao lại cần phải Demo?
- Nhà mặt phố quận Hoàn Kiếm rao bán hơn nửa tỷ đồng/m2, cao hơn quận 1
- 'Ma quỷ' Halloween xuống phố Hàng Mã: Càng kinh dị càng đắt tiền
Demo là gì?
Demo là một thuật ngữ chuyên ngành.
Demo có thể nói là một "thuật ngữ chuyên ngành" của những thành viên trong lĩnh vực công nghệ và quản trị web. Nó cũng chính là từ viết tắt của Demonstration có nghĩa là thử nghiệm trong tiếng Anh.
Mỗi bản Demo thử nghiệm được hình thành ở nhiều lĩnh vực riêng biệt, có những nội dung và đặc điểm khác nhau ví dụ như Demo game; Demo nhạc; Hàng Demo;... Tuy nhiên chúng đều có chung một mục đích là trở thành một phương tiện, làm cầu nối giữa sản phẩm thử nghiệm phù hợp nhất có thể trước khi ra mắt công chúng dự án chính thức.
Tại sao chúng ta cần phải Demo?
Tại sao sau khi nghiên cứu, phát minh hay hoàn thiện một sản phẩm người ta không đưa ra thị trường luôn mà còn cần bản thử nghiệm để làm gì? Điều này có thực sự cần thiết không?
Câu trả lời đơn giản rằng trong kinh doanh, việc chính thức tung các sản phẩm, dịch vụ ra thị trường là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Để đảm bảo kế hoạch này đạt được kết quả như mong đợi, các doanh nghiệp thường giới thiệu với khách hàng sản phẩm, dịch vụ Demo trước khi chào bán sản phẩm chính. Việc này không chỉ là một chiến lực thông minh mà còn là cơ hội cho nhà sản xuất tương tác trực tiếp với người tiêu dùng về sản phẩm, thuộc tính và các lợi ích mà sản phẩm mang đến. Điều này giúp hàng hóa trở nên nổi bật hơn trong thị trường bán lẻ đầy cạnh tranh như ngày nay.
Khắc phục nhanh lỗi và đánh giá nhanh cơ hội thành công của dự án
Không có bất kỳ thứ gì là hoàn hảo ngay lần đầu cả. Chính vì vậy bản Demo đóng vai trò là bảng đánh giá, thăm dò phản ứng của khách hàng cũng như thị trường. Từ các phản hồi mà nhà đầu tư, nhà sản xuất có thể thay đổi, khắc phục và hoàn thiện dịch vụ, sản phẩm hơn trước khi chính thức ra mắt với một lượng lớn.
Khắc phục nhanh được lỗi và cơ hội thành công của dự án nhờ bản Demo.
Đồng thời nếu nhà phát triển bỏ qua bản Demo mà ra mắt sản phẩm chính thức ngay sẽ tăng khả năng thất bại của sản phẩm hơn là thành công. Thị trường luôn có sự biến động, khách hàng cũng ngày một khó chiều hơn chính vì vậy cần đánh giá nhanh cơ hội thành công để thay đổi kịp thời, tránh để dịch vụ, sản phẩm lạc hậu hay nhàm chán.
Định vị thương hiệu
Với sự cạnh tranh khắc nghiệt trong nền công nghệ hiện nay của thị trường thì việc tung ra một bản thử nghiệm trước rồi hướng khách hàng tới sự thân quen thương hiệu dần dần là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bản Demo thử nghiệm sẽ góp phần thu hút một lượng lớn khách hàng biết đến sản phẩm, gây hứng thú tò mò cho người sử dụng về sản phẩm và dịch vụ liên quan của doanh nghiệp. Khách hàng khi sử dụng bản Demo thử nghiệm không cần lo lắng quá nhiều vì đây đảm bảo đều là những sản phẩm chính hãng và được bán với mức giá thấp nhất có thể, đôi khi còn là món quà tri ân cho khách hàng khi sử dụng.
Định vị thương hiệu trong cộng đồng người tiêu dùng.
Việc cung cấp các sản phẩm Demo trong cửa hàng bán lẻ, siêu thị,… nhằm mục đích định vị trước thương hiệu trong cộng đồng người tiêu dùng, đồng thời giới thiệu các tính năng độc đáo của một sản phẩm cụ thể khiến sản phẩm chính thức khi ra mắt sẽ dễ dàng được quan tâm hơn với sự tin tưởng.
Xác định bản quyền và ký kết hợp đồng
Đây là một bước rất quan trọng cho tất cả các dự án, tuy nhiên đây cũng là kết quả mà các bản Demo nhạc mang lại. Nhiều ban nhạc và nghệ sĩ ghi âm nhanh ca khúc mà họ sáng tác (bài hát Demo) và gửi cho các hãng thu âm với hi vọng bài hát của mình sẽ được lựa chọn và sử dụng trong các album, các dự án nhạc của ca sĩ một cách chính thức. Đôi khi, các nhà xuất bản âm nhạc có thể cần một bản ghi âm đơn giản nhằm mục đích xác định bản quyền.
Thật vậy, không phải ngẫu nhiên mà người ta tung các bản Demo ra thị trường. Demo một mặt giúp sản phẩm trở nên hữu ích và thiết thực hơn trong cuộc sống, có tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó, nó cũng là cách tốt nhất để nhà sản xuất tiếp cận thị trường một cách tự nhiên, xây dựng một sản phẩm thật hoàn thiện rồi mới chính thức ra mắt.
Ngoài ra, Demo cũng là một phương tiện làm giảm gánh nặng kĩ thuật cho đội ngũ nhân viên. Có thể thông qua việc này mà họ sẽ phát hiện ra những lỗi mà họ chưa thể nhìn ra được trước đó.
Trong bất kỳ trường hợp nào thì Demo đều thực sự cần thiết và cần phải có bản Demo trước để giảm thiểu sự rủi ro cũng như thất bại của dự án.
- Gà Mỹ và Brazil về Việt Nam, giá chưa đến 20.000 đồng/kg
- Chuyện lạ, cám gạo cho lợn giờ siêu đắt đỏ, nhà giàu ăn sáng thay phở