Các trải nghiệm thoát xác, đi qua đường hầm ánh sáng, gặp người thân đã mất,... được nhiều người kể lại khi may mắn từ cõi chết trở về. Vậy hiện tượng này có thật hay không?
- Vì sao bàn thờ trong nhà phải có 3 bát hương mà không phải 2 bát?
- Vì sao trong đám ma của người Việt lại có cúng 3 ngày, 49 ngày và 100 ngày?
Bí ẩn hiện tượng hồn lìa khỏi xác
Điều gì sẽ xảy ra sau khi chết? Con người có khả năng nhận thức khi ở ranh giới mong manh giữa cái sống và cái chết hay không vẫn luôn là câu hỏi lớn mà nhiều nhà khoa học đi tìm lời giải đáp.
Hiện tượng hồn lìa khỏi xác được nhiều người kể lại sau khi cận kề cái chết trở về. Ảnh: Internet.
Hồn lìa khỏi xác là hiện tượng tâm lý xuất hiện khi con người đang trong trạng thái vô thức. Khi ấy, họ sẽ có cảm giác như hồn của mình đang bay lơ lửng khỏi cơ thể. Những người từng trải qua hiện tượng này đều khẳng định, dù vô thức nhưng họ vẫn thấy được mọi thứ xung quanh dưới một góc nhìn khác.
Giải thích hiện tượng hồn lìa khỏi xác theo khoa học
Các nhà khoa học so sánh hiện tượng này với một hình thức của bóng đè trong giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), khiến một số người có ý thức về thế giới bên ngoài nhưng không xử lý được tác nhân kích thích. Do đó, họ có những ảo giác thị giác hoặc ảo giác xúc giác gắn liền với chu kỳ thức - ngủ.
Vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (temporoparietal junction - TPJ) có chức năng tập hợp dữ liệu thu thập từ các giác quan, tạo ra nhận thức về cơ thể của mỗi người. Khi TPJ bị tổn thương, nó sẽ tạo ra trải nghiệm ngoài cơ thể như nhiều người kể lại trong trạng thái chết lâm sàng. Các nhà nghiên cứu có thể tái tạo hiện tượng này bằng cách kích thích điện vào vùng não TPJ.
Hiện tượng này được so sánh giống với bóng đè. Ảnh: Internet.
Theo International Business Times, hội chứng Cotard là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp khiến bệnh nhân có niềm tin hoang tưởng rằng mình đã chết. Về khía cạnh giải phẫu học, hội chứng này liên quan đến vỏ não thuỳ đỉnh (parietal cortex), vỏ não trước trán (prefrontal cortex) và thường xảy ra sau chấn thương. Các nhà nghiên cứu tin rằng, những trải nghiệm cận tử có thể là một dạng của hội chứng Cotard.
Các nghiên cứu chỉ ra hiện tượng này có thật?
Để chứng minh hồn lìa khỏi xác là có thật, các chuyên gia khoa học tại Học Viện Karolinska, Thụy Điển đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ với 15 người. Tất cả đều được nằm trong máy quét để theo dõi lại những cảm nhận của não bộ.
Song song cùng với đó, các nhà khoa học sẽ tạo ra ảo giác để khiến người nằm trong máy quét có cảm giác như họ đang ở một nơi khác của căn phòng chứ không phải là đang nằm trong máy quét. Lúc này, trên màn hình hiển thị, họ sẽ vừa nhìn thấy người khác, vừa nhìn thấy chính mình.
Nhiều nghiên cứu đã được đưa ra để chứng minh hiện tượng này có thật. Ảnh: Internet.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet năm 2001, trong số 50% người báo cáo nhận thức về cái chết khi họ rơi vào trạng thái cận tử, 24% nói rằng họ có trải nghiệm ngoài cơ thể (thoát xác), 31% đi qua một đường hầm và 32% gặp những người thân đã mất.
Năm 2011, một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Trends về Khoa học Nhận thức cho biết, khoảng 3% người dân nước Mỹ trải qua kinh nghiệm cận tử. Các nhà khoa học xem xét các biểu hiện thường gặp nhất liên quan đến trạng thái gần kề cái chết, giúp họ đưa ra giả thuyết về những quá trình thần kinh có thể tham gia vào hiện tượng này.
Tất cả quá trình thần kinh ở trên chỉ là giả thuyết, do không thể nghiên cứu bộ não của con người khi họ đang tiến gần đến cái chết. Các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu dựa vào mô tả của những người trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi sự việc đã xảy ra.
- Bí ẩn thờ vong: 'Tên cúng cơm' có phải là tên thật không mà lại dùng để gọi người chết?
- Tại sao người Việt có tục kiêng cha mẹ không đưa tang con?
Nguồn: http://tinnhanhonline.vn/giai-ma-bi-an-hien-tuong-hon-lia-khoi-xac-hien-tuong-co-that-hay-chi-la-loi-don-1633014