HDR là một tính năng được nhiều người thích chụp ảnh quan tâm khi chọn mua các sản phẩm smartphone hay máy ảnh. Vậy HDR là gì? Cách sử dụng nó như nào để hợp lý?
HDR là gì?
Đây là cụm từ viết tắt của High Dynamic Range Imaging (dải tương phản mở rộng), được sử dụng như một phương pháp lấy nét của camera.
Trong thuật ngữ nhiếp ảnh, dải tần nhạy sáng là sự chênh lệch giữa phần sáng nhất và tối nhất của ảnh. HDR là quá trình làm tăng phạm vi nhạy sáng (tăng dải chênh lệch sáng - tối), được sử dụng để thể hiện cảnh vật chính xác hơn và tạo cảm giác ảnh nét hơn.
Theo đó nó sẽ làm cho hình ảnh trông đẹp hơn nhờ vào việc chụp nhiều hình ảnh khác nhau (từ 5-9 bức hình) sau đó nó sẽ tự động ghép các hình ảnh đó lại thành một để giúp hình ảnh duy nhất được tốt nhất.
Tuy nhiên, dù làm ảnh trông ấn tượng hơn cũng không nên sử dụng HDR tùy ý mà nên phụ thuộc vào đối tượng định chụp.
Cơ chế hoạt động của HDR
Khi chụp ảnh với chế độ HDR đã được bật, camera sẽ chụp nhiều bức ảnh liên tiếp với các giá trị phơi sáng khác nhau. Sau đó, phần mềm sẽ kết hợp chúng thành một ảnh duy nhất có thể giữ vững chi tiết từ những vùng tối và sáng nhất, cho ra ảnh có dải chênh lệch sáng - tối rộng nhất.
Trước kia, người dùng phải chụp 3 tấm ảnh, chép vào máy tính rồi mở photoshop (hoặc ứng dụng chỉnh sửa ảnh) rồi mới sử dụng chức năng HDR để kết hợp ảnh lại với nhau, làm nổi bật những phần tốt nhất của từng ảnh. Bây giờ, các nhà sản xuất smartphone đã tích hợp HDR để điện thoại thực hiện tất cả những công việc trên một cách tự động và tối ưu nhất.
Cũng vì cách thức kết hợp nhiều hình ảnh để tạo ra ảnh cuối cùng, HDR hoạt động tốt nhất khi người dùng để phương tiện ở vị trí chắc chắn và chụp ở chế độ ảnh tĩnh.
Các trường hợp nên dùng HDR
Để hiệu quả nhất, HDR nên dùng trong các trường hợp:
- Phong cảnh: Những bức ảnh phong cảnh thường có nhiều sự tương phản giữa bầu trời - đất - nước, cho nên điều này thật khó cho các camera thông thường khi xử lý trong một bức ảnh. Với HDR, bạn có thể chụp được chi tiết của bầu trời, cũng như hình ảnh được sáng đầy đủ.
- Chân dung dưới ánh nắng mặt trời: Ánh sáng là một trong những thứ quan trọng nhất của một bức ảnh đẹp, nhưng quá nhiều ánh sáng có thể làm ảnh xấu đi vì chói lóa và các hiệu ứng khác. Nhưng khi có HDR thì nó có thể làm tất cả mọi thứ trông đẹp hơn rất nhiều.
- Các cảnh Low-Light và Backlit: Nếu ảnh của bạn trông quá đậm màu điều này thường xảy ra nếu khung cảnh xung quanh có quá nhiều ánh sáng nền. HDR có thể làm sáng nền trước mà không cần hiệu chỉnh phần ánh sáng của bức ảnh.
Vậy, không nên dùng HDR trong hoàn cảnh?
Ở chế độ HDR, máy sẽ chụp 3 ảnh nên khi đối tượng chụp đang di chuyển, đó không phải là lúc thích hợp để dùng HDR (ảnh cuối cùng có thể bị mờ, mất nhiều thời gian để xử lý).
Tốt nhất nên đứng tại chỗ và chụp những đối tượng cố định. Đồng thời, cũng không nên chụp HDR ở các trường hợp sau:
- Cảnh có độ tương phản cao: Một số ảnh trông đẹp hơn với độ tương phản mạnh giữa vùng sáng - tối. Sử dụng HDR sẽ làm giảm độ tương phản này, ảnh sẽ không còn rõ rệt như ban đầu.
- Cảnh có màu sắc sống động: Nếu được áp dụng cho ảnh có màu sắc sống động, HDR có thể làm ảnh trông quá màu mè, sặc sỡ.
Bởi vậy, khi sử dụng HDR bạn nên điều chỉnh hợp lý để có một bức hình hoàn hảo!