Nhiều người vẫn thắc mắc rằng khi hỏa táng sẽ khiến người chết bị nóng. Liệu điều này có đúng dưới con mắt khoa học cũng như văn hóa tâm linh?

Hỏa táng, còn gọi hỏa thiêu, là phương pháp xử lý thi hài bằng cách dùng gỗ, dầu mazut,dầu hoả, khí đốt hay điện đốt cháy thi hài người chết thành tro. Tro của hài cốt tuỳ theo phong tục của cộng đồng mà cho vào bình kín để thờ cúng trong gia đình hoặc nơi thờ tự của tôn giáo như chùa, nhà hài cốt người Công giáo... hoặc theo nguyện vọng của người quá cố. 

Nhiều người phân vân không biết hỏa táng có nên hay không vì họ cho rằng hỏa táng sử dụng lửa giống như một hình thức tra tấn dưới địa phủ, sẽ đốt cháy linh hồn người đã khuất, khiến họ luôn phải chịu sự đau đớn không thẻ an giấc ngàn thu. Thực tế thì sao?

Nhiều người sợ rằng hỏa táng sẽ làm người chết bị nóng. Ảnh: Ngôi sao.

Nhiều người sợ rằng hỏa táng sẽ làm người chết bị nóng. Ảnh: Ngôi sao.

Theo quan điểm nhà Phật, một con người có hai phần là phần thân xác và phần tâm linh, theo thế gian gọi là hồn và xác. Hồn là phần quan trọng, xác chỉ là đất, nước, chết rồi chỉ về với cát bụi, nhà Phật gọi xác là thân tứ đại, trong Ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) thì xác thuộc về Sắc uẩn. Còn bốn uẩn còn lại là thuộc về tinh thần. Phần tinh thần khi bốn uẩn đó tan rã thì Sắc uẩn về với cát bụi, còn bốn uẩn còn lại sẽ di chuyển về kiếp sau, tái sinh một đời sống mới.

Chia sẻ trên Báo Lao Động, Hòa thượng Thích Giác Toàn - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: "Có người sợ thiêu người thân mất sẽ nóng, chứ thật ra thiêu rồi thì sẽ nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn. Thiêu thì thành tro cốt, có thể đem rải trên núi, rải ra sông ra biển hoặc để trong hũ cốt thờ cũng nhẹ nhàng. Bây giờ người ta tiến đến một bước nữa gọi là thạch táng được cô đọng lại trong một tháp thuỷ tinh nhỏ nhỏ, nhìn sạch sẽ và nhẹ nhàng lắm. Đấy cũng được xem như là một dấu tích của ông, bà, cha mẹ người thân của mình thôi".

Một con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Ảnh minh họa: Báo Giao thông

Một con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Ảnh minh họa: Báo Giao thông

Cũng theo Phật giáo, sau khi con người qua đời thần thức sẽ tuỳ theo nghiệp lực mà tái sinh vào các cõi tương ứng với nghiệp nhân mà người kia đã gieo trồng, ngoại trừ các bậc đại giác như Đức Phật, các bậc Bồ-tát, các bậc A-la-hán đã giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Thế giới tình thức này không chỉ có cảnh giới con người, mà còn có các cảnh giới khác nữa, nếu tính từ dưới lên thì có: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, nhân và thiên.

Theo Phật giáo Nguyên Thuỷ việc tái sinh xảy ra tức khắc chỉ trong một sát na niệm tưởng, không để trống khoảnh khắc nào trong trạng thái lưng chừng như làn sóng điện lan trong không gian, tức khắc được phát sinh trong máy thu thanh hay thu hình. Sự sinh tử này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục. 

Còn theo Phật Giáo Bắc Tông cho rằng có một số trường hợp có thể phải qua giai đoạn chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng thân trung ấm không hình tướng, lưu lại trong thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thời gian thọ sinh là bảy ngày, tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp. Cũng theo thuyết này, thời gian bốn mươi chín ngày này rất quan trọng vì các nghiệp lành và nghiệp dữ dằn co tâm thức, làm mê mê tỉnh tỉnh, phải cảm thọ những điều không yên ổn, không tự tại. Vì vậy mới có tục lệ cúng giỗ cầu siêu bảy tuần liên tiếp.

Như vậy dù là tái sinh tức thời hay tái sinh qua giai đoạn chuyển tiếp, mang thân trung ấm, thì thân xác lúc ấy chỉ còn lại là một cơ thể vật chất, các giác quan không còn hoạt động, mắt không thấy, tai không nghe, mũi không ngửi, tứ chi không còn cử động, cho nên không còn cảm giác đau đớn, nóng hay lạnh.

Khi chết, phần thân xác lúc ấy chỉ còn lại là một cơ thể vật chất cho nên không cảm giác được nóng, lạnh. Ảnh: Dân Việt.

Khi chết, phần thân xác lúc ấy chỉ còn lại là một cơ thể vật chất cho nên không cảm giác được nóng, lạnh. Ảnh: Dân Việt.

Cũng giải thích về người chết bị nóng khi hỏa táng, thông tin trên báo Dân Việt có viết: "Theo sách nhà Phật thì điều này không đúng vì cấu trúc năng lượng ý thức mà ta hay gọi chung là hồn vía đã rời khỏi xác ngay khi qua đời. Hồn vía ấy tương thích với một không gian năng lượng mới (cảnh giới) tương ứng với nghiệp lực hiện tại. Việc hỏa táng với ngọn lửa dương chỉ tác động vào thân xác vật chất mà thôi, làm sao đốt nóng linh hồn được".

Nhiều nơi khác lại giữ quan điểm, khi mất đi, thứ còn lại là hài cốt sẽ được lưu giữ lại để ở bên phụng thờ tổ tiên, bởi thế, chỉ có hình thức địa táng mới giúp họ làm được việc này. Thế nhưng hỏa táng không hề ảnh hưởng tiêu cực đến như vậy mà điều quan trọng hàng đầu là bạn phải biết chắc chắn rằng thần thức đã chuyển ra khỏi thân xác và được giải thoát. Dù thiêu hay chôn thì thân xác của người chết không còn cảm giác nóng hay lạnh vì khi tứ đại tan rã, hệ thần kinh ngừng hoạt động, thần thức đã ra khỏi thân xác để đi tái sanh sang cõi khác.

Sau khi hỏa thiêu, thân xác người chết sau khi được đốt 3,000 độ thì không còn là gì nữa. Sau khi đốt xong, phần tro cốt tiếp tục cho vào máy nghiền, lúc ấy chỉ còn là chất Calcium, màu đen hay xám trắng. Thịt da đã bay tiêu hết, không mùi không vị. Cốt không là gì hết, đó chỉ là chất âm. Vậy nên, hỏa táng không ảnh hưởng gì, cũng không khiến người chết bị nóng như nhiều người vẫn suy nghĩ và tưởng tượng.

Chính vì vậy, Hòa thượng Thích Giác Toàn có nói trên báo Lao Động rằng: "Người dân muốn chôn hay muốn thiêu thì đều có ý nghĩa như nhau, địa táng hay hỏa táng cũng đều trả về cho đất, nước, lửa, gió. Trong thời đại mà cả thế giới đang có xu hướng bảo vệ môi trường thanh sạch, thì đúng thiêu sẽ có ý nghĩa bảo vệ môi trường hơn".

Thông tin mang tính chất tham khảo!