Hợp đồng điện tử không mới mà đang khá phổ biến khi mà các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Có thể nói đây là "trợ thủ đắc lực" giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí đặc biệt trong các giao dịch xuyên quốc gia.
- Nhà đất hơn 150 m2 phố cổ Hà Nội được đấu giá khởi điểm 52 tỷ đồng
- Thủ tướng yêu cầu trình dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trước 1/4
Hợp đồng điện tử giảm tối đa nhiều chi phí liên quan như in ấn, giao phát, tiết kiệm thời gian và đảm bảo pháp lý ...
Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật giao dịch điện tử. Trong đó thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử như máy vi tính, laptop, điện thoại, ipad…
Để thực hiện ký kết bằng hợp đồng điện tử thì người dùng bắt buộc phải sử dụng các phần mềm ký hợp đồng điện tử được cung cấp bởi các nhà cung cấp uy tín. Khi đó bạn chỉ mất từ vài giây cho việc trình ký và ký kết hợp đồng. Về chi phí, thử làm một phép tính đơn giản: Nếu một năm, doanh nghiệp phát sinh 500 hợp đồng, các chi phí liên quan có thể lên tới 40 triệu đồng. Trong khi chi phí cho phần mềm hợp đồng điện tử chỉ khoảng 15% con số này, tức là doanh nghiệp tiết kiệm được tới 90% thời gian và 85% chi phí.
Hiện nay tại Việt Nam, hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử đã hoàn thiện, được bảo vệ bởi Luật pháp và theo quy định của Luật Giao dịch điện tử hiện hành. Như vậy, Hợp đồng điện tử sử dụng chữ ký số có giá trị pháp lý và được pháp luật công nhận.
Hợp đồng điện tử được triển khai rộng rãi sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thương mại số nói riêng và hoạt động thương mại trong nước, quốc tế nói chung. Trên thực tế, đã có 33% doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại do Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2021 công bố càng khẳng định xu hướng này.
Tại sao nên sử dụng hợp đồng điện tử thay cho hợp đồng giấy
Cuối năm 2020, làn sóng covid khiến các doanh nghiệp theo đó cũng phải đưa ra những hành động kịp thời để đối phó, thích nghi với ảnh hưởng của dịch bệnh. Đã có nhiều doanh nghiệp ứng phó lại sự bùng phát này bằng lối suy nghĩ chuyển đổi số, tận dụng công nghệ để: cải thiện hợp tác làm việc từ xa, ứng dụng công nghệ số đảm bảo vận hành liên tục, và phát triển tiếp thị kinh doanh trực tuyến. Và hợp đồng điện tử được áp dụng vào doanh nghiệp mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Những nhà cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử đi đầu được đón nhận trong đó có INET Solution Corporation với sản phẩm là Hợp đồng điện tử Signhere.
Ngoài ra, SignHere không chỉ là công cụ ký mỗi hợp đồng mà kí tất cả các loại giấy tờ giữa hai bên, như Bản cam kết, Biên bản bàn giao, thỏa thuận nhân sự, Đề nghị thanh toán, Đơn đặt hàng, Đơn Hàng, PO, PI…Khi 2 bên kí chữ ký số nhà nước mới quản lý. Signhere sử dụng các hình thức chữ ký hình ảnh / kí chuột…không khác gì chữ ký trên giấy.
Đơn giản nhanh chóng và quan trọng là phần lưu trữ dễ tìm kiếm. Nhà nước đang khuyến khích sử dụng nhưng sắp tới sẽ bắt buộc dùng giống như dùng chữ ký số và hoá đơn điện tử để hoàn thành hành lang pháp lý điện tử. Nên doanh nghiệp nên chuyển đổi thời điểm này là hợp lý!
Xem thêm giá và đăng ký tư vấn miễn phí tại đây: https://signhere.vn/