Thương trường là chiến trường, yếu tố lãnh đạo ảnh hưởng rất nhiều đến sự thắng thua của một doanh nghiệp. Vậy làm sao để kinh doanh thành công, kinh doanh theo trào lưu sẽ tốt chứ đây là câu hỏi mà người quan tâm khi bắt đầu bước chân vào con đường kinh doanh.

Kinh doanh là gì?

Kinh doanh (tiếng Anh là Business) đây là hoạt động kiếm tiền bằng cách sản xuất hoặc mua bán sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ). Nói một cách đơn giản, đó là bất kỳ hoạt động hoặc doanh nghiệp nào tham gia vì lợi nhuận, từ công ty, tổ chức, ngân hàng, sản xuất nhỏ kiểu hộ gia đình hoặc người bán hàng rong…

Các lĩnh vực kinh doanh

Kinh doanh tài chính: Bao gồm ngân hàng và các công ty tài chính, công ty bảo hiểm thu lợi nhuận thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn.

Thông tin, tức tức, giải trí: Lợi nhuận chính thu được thông qua việc bán quảng cáo, quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm phim ảnh, phần mềm…

Nông nghiệp lâm nghiệp & khai thác mỏ: Liên quan đến việc sản xuất các nguyên liệu thô như nuôi trồng thủy sản, gia súc, trồng rừng lấy gỗ, dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản…

Vận tải: Các doanh nghiệp vận tải như đường sắt, đường biển, đường hàng không…Vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, thu lợi nhuận từ phí vận chuyển.

Bán lẻ & phân phối: Hoạt động trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, thu lợi nhuận thông qua % chiết khấu từ nhà sản xuất.

Bất động sản: Thu lợi nhuận từ việc bán, cho thuê và quản lý các tài sản bao gồm đất, nhà, công trình…

Kinh doanh dịch vụ: Cung cấp dịch vụ và thu lượi bằng cách tính sức lao động từ các dịch vụ đã cung cấp như dịch vụ seo, thiết kế website, dịch vụ vệ sinh công nghiệp, trang trí nội thất…

Sản xuất: Sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu thô sau đó bán đi và thu lợi nhuận như công ty sản xuất xe đạp, ôtô, xe máy…

Dịch vụ công cộng: Các dịch vụ công cộng như điện lực, xử lý chất thải, hoạt động dưới sự quản lý của chính phủ.

Các loại tổ chức kinh doanh cơ bản

Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là tổ chức kinh tế được đăng ký theo quy định pháp luật và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ, có tài sản, trụ sở doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.

Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập.

Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Công ty hợp danh: Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

Kinh doanh "trào lưu" được hay mất?

Có thể hiểu kinh doanh "trào lưu" là nắm bắt những xu hướng, cơ hội theo dịp (thời gian), theo trào lưu đang thịnh hành nhằm đưa ra các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh để thu về nguồn lợi nhuận lớn.

Để hình dung dễ hơn có thể ví dụ như:

Dịp giáng sinh, lễ hội cuối năm đây là khoảng thời gian ngắn nhưng các nhà kinh doanh luôn tận dụng chúng để thu khoản lợi nhuận khủng. Với mục đích kinh doanh này, các nhà kinh doanh sẽ tạo ra giá trị từ nhiều nguồn khác nhau từ ẩm thực, thời trang, du lịch,.v.v.. có gắn với các hình ảnh chủ đạo dịp giáng sinh như: Ông già Noel, cây thông, tuần lộc,.v.v... từ đó đẩy mạnh dịp lễ hội cuối năm tạo ra các khối lượng hàng hóa có mục đích như trên để làm lãi.

Về ẩm thực: Đây có lẽ là nhóm kinh doanh có nhiều trào lưu nhất, hễ một thời gian có món gì hot, các nhà kinh doanh sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thu nguồn giá trị từ các món đó ví như: Trào lưu trà sữa chân trâu đường đen, mì cay 7 cấp độ, v.v... tuy nhiên thời gian tồn tại của loại hình kinh doanh này sẽ không được lâu, chỉ vài tháng, dài nhất một năm món ăn đó sẽ bị "khai tử" không đem lại nguồn lợi nữa.

Về thời trang: Các sản phẩm thời trang là một trong những mặt hàng có độ "mốt", chạy theo trào lưu cao, cho dù một tác phẩm hay một kiệt tác trang phục có hoa văn tinh xảo, thiết kế tỉ mỉ đến đâu, như thế nào thì sản phẩm đó cũng sẽ đi vào dĩ vãng trong thời gian tới. Thường thì một chiếc váy có thể là trào lưu trong vòng 7 tháng, nhưng cũng có những mẫu chỉ được 2 tháng và sau đó có thể sản phẩm bị tồn kho vì sức tiêu thụ chậm, nhưng hãng thời trang đó không thể bán hay giảm giá bởi làm như thế thì thương hiệu sẽ bị giảm giá trị.

Hay công nghệ: Các tín đồ nghiện sản phẩm công nghệ chắc chắn không thể không biết tới Apple, hãng công nghệ nổi tiếng nhất thế giới. Vấn đề đặt ra là gì? Cứ mỗi năm, nhà sản xuất lại tung ra một dòng Iphone mới hơn, nhiều màu sắc hơn thậm chí có năm còn ra vài chiếc Iphone để bạn lựa chọn như: Iphone 11, Iphone 11 Pro, Iphone 11 Pro Max... Bạn có hiểu tại sao họ làm như vậy không? Bởi vì họ hiểu rằng nếu như không thay đổi, không đổi mới sản phẩm thì sẽ không thể làm hài lòng khách hàng, và như thế cứ mỗi năm họ ra một sản phẩm mang tính "mốt", "trào lưu" để không bị lỗi thời.

Từ những ví dụ thực tại trên có thể thấy rằng kinh doanh theo trào lưu vừa lợi mà vừa hại. Kinh doanh chạy theo xu hướng, trào lưu là một phần tất yếu trong kinh doanh, đặc biệt trong thời kì công nghệ 4.0 này bởi lẽ truyền thông càng mạnh các trào lưu, xu hướng càng được lan truyền nhanh, việc kinh doanh mà có dấu hiệu phát triển ngay lập tức sẽ có những hoạt động khác "ăn theo" qua việc sao chép mô hình và cuộc đua khốc liệt lại tăng lên, chỉ khi hết trào lưu, xu hướng thì mô hình kinh doanh mới chấm dứt. 

Bất cập là gì? Đây là loại hình thời này chỉ để kiếm lời trong thời gian ngắn chứ không thể lâu dài được bởi xu hướng không tồn tại mãi mãi, qua một thời gian, thể nào nó cũng hết "hot" phải nhường chỗ cho 1 xu hướng, trào lưu mới hơn.

Đến một thời gian nào đó sẽ tạo nên thực trạng nhiều cung mà có quá ít cầu. Có quá nhiều trào lưu bùng nổ nhưng mức thu nhập, vật giá tăng cao, người dùng không có khả năng "kinh tế" để chạy theo dòng trào lưu đó. Tất yếu xu hướng sẽ bị nghiền nát và đào thải.

Để sống sót sau giuwac muôn vàn những người cùng làm "trào lưu" giống mình thì nhà kinh doanh phải có bí quyết riêng, không ngừng kết hợp, thay đổi, sáng tạo sản phẩm để đáp ứng thói quen của khách hàng bởi chất lượng mới là cái làm nên thương hiệu và là cốt lõi của hoạt động kinh doanh.

Do vậy, kinh doanh theo "trào lưu" rất thách thức cần đòi hỏi nhiều yếu tố nhưng không đồng nghĩa với việc sẽ thất bại nếu bạn bản lĩnh và dám chấp nhận những rủi ro. Hãy là những người kinh doanh tỉnh táo và có "tâm" bạn sẽ lựa chọn được hướng đi đúng đắn nhất.