Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con người. Nhưng các bạn có hiểu môi trường là gì? Và các giải pháp nào hữu hiệu để bảo vệ môi trường?

1. Môi trường là gì?

Môi trường là một khái niệm rất rộng, nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì đó chính là một tập hợp bao gồm những yếu tố tự nhiên và xã hội có liên quan mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng và tác động lên mọi hoạt động sống của con người như ánh sáng, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, nước, độ ẩm, không khí, quan hệ xã hội,…

Theo khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 đã quy định "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật". Hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là tất cả mọi thứ xung quanh con người, giúp cho con người tồn tại và phát triển.

Môi trường ảnh hưởng và tác động lên mọi hoạt động sống của con người. Ảnh minh họa.

Môi trường ảnh hưởng và tác động lên mọi hoạt động sống của con người. Ảnh minh họa.

2. Phân loại môi trường

Hiện nay, có nhiều cách khác nhau để phân loại môi trường. Tuy nhiên, người ta chủ yếu phân loại môi trường cụ thể theo 3 hình thái: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.

Môi trường tự nhiên gồm những nhân tố khách quan như động thực vật, đất đai, ánh sáng và không khí… Đây là các tác nhân tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều chịu tác động của con người. Môi trường tự nhiên giúp cho con người có không khí để thở, đất để xây dựng nhà ở, chăn nuôi, trồng cây, cung cấp thực phẩm hằng ngày, các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi đồng hóa, chứa đựng các chất thải. Bên cạnh đó, còn cung cấp cho con người cảnh đẹp để nghỉ dưỡng, tận hưởng không khí mát lành, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú hơn.

Môi trường đại dương nhân tạo. Ảnh minh họa.

Môi trường đại dương nhân tạo. Ảnh minh họa.

Môi trường xã hội là những mối quan hệ giữa con người với con người như thể chế, luật lệ, quy định, cam kết, ước định… ở nhiều cấp độ khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, gia đình, tổ nhóm, tổ chức tôn giáo, đoàn thể… Môi trường xã hội sẽ nhằm định hướng hoạt động của con người trong 1 khuôn khổ nhất định để tạo ra sức mạnh tập thể và sống có nguyên tắc hơn làm cho cuộc sống của con người phải khác biệt so với nhiều sinh vật khác

Môi trường nhân tạo: Là những thứ được con người tạo ra như máy bay, xe máy, xe đạp, nhà, khu chung cư, đô thị, công viên nước… để cuộc sống con người tiện nghi, gần gũi với thiên nhiên hơn.

3. Các biện pháp bảo vệ môi trường

Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, dưới dây sẽ là những biện pháp hữu hiện nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường sống.

Trồng nhiều cây xanh

Cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho bầu không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn không chặt phá bừa bãi.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là vì sao phải bảo vệ môi trường. Ảnh minh họa.

Trồng nhiều cây xanh để có không khí trong lành. Ảnh minh họa.

Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên

Thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát dịch hại.

Sử dụng năng lượng sạch

Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

Giảm sử dụng túi ni lông

Bạn có tin rằng các túi ni lông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.

Hạn chế sử dụng túi ni lông và đồ nhựa để bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường phải hạn chế sử dụng túi ni lông. Ảnh minh họa.

Bảo vệ môi trường phải hạn chế sử dụng túi ni lông. Ảnh minh họa.

Tiết kiệm điện

Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện (TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…). Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Do đó, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.

Tận dụng ánh sáng mặt trời

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu suất sử dụng cao và lâu. Nên lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm.

Ưu tiên sản phẩm tái chế

Sử dụng giấy tái chế để cứu rừng cây. Giấy tẩy trắng thường được dùng để in báo và loại giấy này khi sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước. Tốt nhất nên sử dụng giấy tái chế hay loại giấy không qua tẩy trắng.

Ưu tiên các sản phẩm tái chế. Ảnh minh họa.

Ưu tiên các sản phẩm tái chế. Ảnh minh họa.

Tái chế chất thải của bạn càng nhiều càng tốt khi có thể. Khí mê tan, loại "khí nhà kính" có ảnh hưởng nhiều nhất, được phát thải vào không khí khi rác trong bãi rác bị phân hủy. Giảm lượng rác chở đến bãi rác sẽ giúp giảm lượng khí mê tan phát thải từ bãi rác.

Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống

Trước đây khi khoa học còn chưa được mở rộng phát triển thì áp dụng khoa học kĩ thuật vào còn nhiều hạn chế nhưng giờ đây khoa học phát triển, nhiều thiết bị thân thiện môi trường và làm giảm ô nhiễm. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện làm giảm tiêu thụ điện năng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên sản xuất ra điện. Ưu tiên sử dụng các thiết bị có thể tái chế sử dụng để giảm lượng rác thải cho môi trường sống của con người.