Trong tứ đại mỹ nữ của Trung Quốc thời cổ đại, mỗi thời Hán cũng đã chiếm một nửa, đó là chưa kể còn nhiều mỹ nữ khác chưa được xướng tên. Vậy nhờ đâu mà người phụ nữ thời Hán lại đẹp như thế? Họ đã điểm trang như thế nào?
- Trộm mộ tàn phá lăng Khang Hi, khi vào kiểm tra, chuyên gia hét lớn: Đóng ngay cửa lại!
- Nghi vấn người khổng lồ xây kim tự tháp, chuyên gia cũng 'bó tay'
"Trường An chuộng tóc búi cao
Tứ xứ bèn búi tóc sao cho hợp
Trường An ưa nét mày rợp
Khắp nơi đều học kẻ mày ngợp mi".
Đây là một bài ca dao rất thịnh hành vào thời Hán, đọc là biết ngay "gu" của thời đó liền: Tóc búi cao, mày kẻ rộng.
Thuở ấy, mỗi khi chải tóc, người ta thường chia tóc thành hai phần, sau đó thắt thành hai bím lớn rồi vấn thành búi. Các kiểu búi ở thời Hán cũng nhiều vô kể, như: Đọa mã kế, Chùy kế, Oa đọa kế, Tùy vân kế, Đồng tâm kế, Bách hợp kế,...trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là Đọa mã kế và Chùy kế. Ngoài ra, phụ nữ thời Hán còn có thói quen khi búi tóc sẽ chừa lại một ít tóc để thả, phần tóc này được gọi là "Thùy sao".
Đọa mã kế.
Chùy kế.
Oa đọa kế.
Tùy vân kế.
Bách hợp kế.
Chải tóc xong rồi thì đương nhiên làm sao có thể thiếu các loại trang sức được! Thời Hán có bài nhạc phủ nổi tiếng "Khổng tước đông nam phi" ca ngợi tình nghĩa vợ chồng chung thủy sắt son kể cả khi bị buộc phải chia rẽ, đây là một tác phẩm cổ mang giá trị nghệ thuật cũng như có giá trị nhân văn rất cao.
Trong đó có đoạn:
"Chân đạp đôi giày tơ
Đầu cài ánh đồi mồi
Dải lụa trắng quanh eo
Tai có đôi khuyên tròn".
Đây là đoạn thơ miêu tả sự xinh đẹp của Lưu thị - thê tử Tiêu Trọng Khanh, một quan nhỏ ở Lư Giang. "Ánh đồi mồi" trong đoạn trên là chỉ thoa, trâm và bộ diêu - những thứ đồ trang sức của thời bấy giờ.
Trâm còn được là "kê", là món phục sức cơ bản dùng để cố định búi tóc của phụ nữ thời cổ đại. Thoa cũng được dùng để cố định tóc, nhưng thoa khác trâm ở chỗ thoa có hai thanh còn trâm thì chỉ có một.
Còn bộ diêu thì lại là một "phiên bản xịn sò" hơn của trâm và thoa, ngọc của bộ diêu không được dát trực tiếp như trâm hay thoa, chúng được kết thành chuỗi rồi treo rũ xuống, và chuỗi ngọc ấy sẽ lay động theo từng bước chân.
Thoa.
Trâm phượng.
Bộ diêu.
Cài trâm xong rồi thì đeo thêm khuyên tai, khuyên tai của thời Hán thường được làm bằng ngọc, có dạng khuyên tròn hoặc có hình dạng giống chiếc trống cơm.
Ảnh minh họa.
Ngay từ những năm 200 TCN, những bước trang điểm cơ bản như vẽ mày, đánh phấn, tô má, thoa son,...cũng dần dần ra đời. Thời ấy, khi chưa có bột gạo, các mỹ nữ thường dùng bột chì trắng để thoa lên mặt, và quy trình ấy được gọi là "Diên hoa".
"Diện diệp", tức tô má. Ban đầu, chỉ những phi tử của Hoàng đế mới có thói quen này. Mỗi tháng, khi tới những ngày "không tiện", họ sẽ chấm màu đỏ lên hai bên má của mình để tỏ ý không thể thị tẩm. Về sau, cách này cũng được các nghệ nhân trong cung học lại và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian cho tới bây giờ.
Ảnh minh họa.
Nguồn: Tổng hợp
- Hé lộ lý do Quang Tự gọi Từ Hi là 'cha': Cách rõ ràng để thái hậu thể hiện dã tâm của mình
- Bức tranh 'ma quái' được lưu giữ trong Tử Cấm Thành, ý nghĩa ẩn giấu đằng sau khiến hậu thế run sợ, nhìn thấy lập tức đi đường vòng
Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/my-nhan-thoi-nha-han-von-noi-tieng-xinh-dep-tuyet-tran-he-lo-bi-kip-make-up-khien-hau-the-mo-mang-tam-nhin-162221901214800756.htm