NIPT hay còn gọi là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn là một việc làm rất cần thiết và quan trọng mà bất cứ bà bầu nào cũng cần thực hiện trước khi sinh. Vậy, xét nghiệm NIPT là gì? Vì sao thai phụ nên làm xét nghiệm NIPT?
- Mẹ Hà Nội 15 năm mới có thai, sinh đôi sớm 28 tuần bác sĩ không cho nhìn mặt con
- Không chỉ là sự âu yếm, biết được lợi ích to lớn này, bố mẹ sẽ càng muốn chạm vào con thường xuyên hơn
Xét nghiệm NIPT là gì?
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT - NON INVASIVE PRENATAL) là một phương pháp mới để kiểm tra các bất thường về nhiễm sắc thể (NST), các đột biến vi mất đoạn thông qua việc xét nghiệm máu của mẹ mà không phải làm chọc ối hay sinh thiết gai nhau.
NIPT là phương pháp phân tích ADN để phát hiện những bất thường NST. (Nguồn: Internet).
Khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người mẹ để phân tích, nhưng thay vì phân tích các chỉ số hóa sinh như sàng lọc huyết thanh, NIPT sẽ phân tích vật liệu di truyền (ADN của thai nhi) để tầm soát các bệnh lý liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể.
Xét nghiệm NIPT có thể kiểm tra được những bệnh gì?
Khi tiến hành xét nghiệm NIPT, mẹ bầu có thể kiểm tra được nhiều loại NST bất thường mà mẹ đang lo lắng. Dưới đây là một số các bệnh có thể được tầm soát thông qua xét nghiệm NIPT.
Xét nghiệm NIPT có ưu điểm gì?
So với các phương pháp truyền thống, xét nghiệm NIPT sẽ cho kết quả chính xác hơn (đặc biệt là với hội chứng Down), đồng thời làm giảm tỷ lệ các thai phụ có chỉ định chọc ối không cần thiết.
Có thể kể đến một số ưu điểm vượt trội của NIPT như sau:
- Có thể thực hiện sàng lọc sớm: Ngay từ tuần thai thứ 10.
- An toàn tuyệt đối: Xét nghiệm trên mẫu máu của mẹ, chỉ 7-10 ml máu.
- Độ chính xác lên đến 99%.
- Nhanh chóng: Có kết quả chỉ sau 3-5 ngày.
Thai phụ nào nên làm xét nghiệm NIPT?
Hầu hết các thai phụ có nguy cơ cao đối với bất thường NST của thai nhi cũng đều nên làm xét nghiệm NIPT, bao gồm:
- Thai phụ trên 35 tuổi.
- Thai phụ có tiền sử sinh con bị dị tật.
- Có nguy cơ cao bị dị tật NST trên siêu âm (Độ mờ da gáy dày).
- Có kết quả xét nghiệm sàng lọc huyết thanh bất thường (Double test và Triple test).
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt không thực hiện được xét nghiệm này đó là:
- Trường hợp mang đa thai.
- Trường hợp IVF xin noãn.
- Trường hợp thai phụ có thực hiện phẫu thuật cấy ghép, trị liệu tế bào gốc, truyền máu trong vòng 30 ngày.
- Các thai phụ có mang chuyển đoạn Robertson, mang dị bội NST.