Hành vi rửa tiền ở Việt Nam hiện nay có diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn rửa tiền tinh vi, xảo quyệt. Loại tội phạm này đang có những diễn biến phức tạp và tác động xấu đến nền kinh tế.
- Pcs là gì? Các lĩnh vực có liên quan đến Pcs
- Cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam trong dịch virus corona?
Rửa tiền là gì?
Theo luật sư (LS) Nguyễn Văn Dũng (Đoàn LS TP.HCM) rửa tiền là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngân hàng tài chính để rút tiền, mà số tiền đó là của tội phạm hoặc phạm tội mà có.
Còn theo LS Lê Trung Phát (Đoàn LS TP.HCM) tội rửa tiền được quy định rõ tại điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và Nghị quyết số 03/2019 Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Theo đó, tùy vào tính chất, giá trị tiền và tài sản, khoản thu lợi bất chính, hành vi phạm tội có thể đối mặt với khung hình phạt lên đến 15 năm tù, thông tin trên báo Thanh Niên.
Ảnh minh họa.
Nói một cách đơn giản, rửa tiền là việc dùng các thủ thuật để làm cho số tiền có nguồn gốc phi pháp trở thành tiền có nguồn gốc hợp pháp. Sau đó, số tiền này có thể được công khai sử dụng ở khắp nơi trên thế giới như mua bất động sản, du thuyền sang trọng… mà không lo bị ai tra hỏi. Đa phần các quốc gia và ngân hàng lớn trên thế giới đều có những cơ chế kiểm soát để ngăn chặn những dòng tiển khả nghi đi vào hệ thống tài chính, theo Thời Đại.
Thủ đoạn "rửa tiền" tại Việt Nam tinh vi như thế nào?
Ở Việt Nam, tội phạm rửa tiền không phải là tội phạm truyền thống nhưng đang có những diễn biến phức tạp và tác động xấu đến nền kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa. Thực tiễn phòng, chống tội phạm cho thấy Việt Nam xuất hiện khá nhiều phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất tinh vi.
Tội phạm rửa tiền thường lợi dụng thói quen giao dịch bằng tiền mặt để mua tài sản có giá trị cao như bất động sản, nhà cửa, ô tô, vàng bạc, đá quý… rồi nhờ người khác đứng tên, cất giấu nhằm hợp thức nguồn tiền "đen" thu được từ các hoạt động tội phạm, trích dẫn từ Pháp Luật TP.HCM.
Ở Việt Nam, người dân sử dụng tiền mặt là chủ yếu nên khó bị phát hiện. Đối với các nước tiên tiến trên thế giới, mọi giao dịch đều thông qua tài khoản tại các ngân hàng nên dễ bị phát hiện khi phát sinh một khoản tiền lớn trong tài khoản ngân hàng. Số tiền "bẩn" này cần phải được "rửa" sạch, các đối tượng sẽ dùng "vỏ bọc" là các công ty và không quan tâm đến việc kinh doanh có lợi nhuận hay không. Thậm chí, nếu công ty kinh doanh lỗ thì việc "rửa tiền" càng dễ thực hiện thông qua hình thức báo… lãi giả.
Tội phạm rửa tiền có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Ảnh: ST.
Một số công ty đầu tư chuyên nghiệp sẽ đứng ra để nhận nhiệm vụ rửa tiền để ăn "hoa hồng" từ các tổ chức làm ăn phi pháp. Dễ nhận biết, một số công ty được mở ra, không cần hoạt động nhưng cuối năm vẫn báo cáo lợi nhuận một cách đều đều.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương nhận định với báo VietNamNet, mấu chốt của việc "rửa tiền" không phải để kiếm nhiều tiền hơn, mà thực tế, để mất tiền nhằm hợp thức hóa dòng tiền… bẩn và thay đổi được "lý lịch" của nguồn tiền.
Tội rửa tiền có thể bị phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 324 BLHS năm 2015, thì một người phạm tội rửa tiền khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
- Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
- Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
Trong thời gian qua phát hiện nhiều phi vụ rửa tiền được dư luận quan tâm. Mới đây nhất, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thái Lực (là em ruột Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) về tội rửa tiền.
Nguyễn Thái Lực. Ảnh: Công an cung cấp.
Vụ án đánh bạc nghìn tỉ do Phan Sào Nam chủ mưu, cơ quan công an cũng đã có quyết định khởi tố các bị cáo về tội danh này và tòa án tỉnh Phú Thọ cũng đã tiến hành xét xử vào năm 2018. Phan Sào Nam bị tuyên phạt 3 năm tù về tội rửa tiền.
Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, ngoài hành vi buôn lậu, cũng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về tội rửa tiền.
Các cá nhân phạm tội này còn có thể bị phạt số tiền từ 20 triệu đồng đến 20 tỉ đồng, tùy theo mức độ phạm tội; đồng thời, sẽ bị đình chỉ hoạt động một thời gian hoặc vĩnh viễn, theo Thanh Niên.
- Khẩu trang, nước rửa khô, nguyên liệu chính thức được miễn thuế nhập khẩu
- Phòng chống lây nhiễm virus corona: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Nguồn: http://tinnhanhonline.vn/rua-tien-la-gi-bi-xu-ly-nhu-the-nao-1602600