Trong thói quen tiêu dùng hàng ngày, phần lớn chúng ta đều không đủ sức cưỡng lại lực hút từ các tấm biển Flash sale, Sale up to hay Sale off,... Tuy nhiên, chính tấm biển quảng cáo chương trình sale này lại khiến người tiêu dùng phải đặt ra câu hỏi: Sale có thật sự là giảm giá không hay chỉ là chiêu trò kinh doanh.

Sale là gì?

Nói đến từ Sale, có rất nhiều định nghĩa được đưa ra. Đối với kinh doanh, bán hàng thì sale chính là bộ phận quan trọng của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, saler là công việc kiếm ra tiền mà nhiều người trẻ đang theo đuổi.

Sale còn được hiểu theo cách khác là các chương trình khuyến mại, giảm giá để kích thích, thu hút khách hàng tìm đến với mặt hàng, sản phẩm của doanh nghiệp.

Sale là các chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng. Ảnh: Internet.

Sale là các chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng. Ảnh: Internet.

Khi một của hàng, doanh nghiệp kinh doanh chạy chương trình sale có nghĩa là họ đang muốn hướng tới những mục đích sau đây:

- Quảng bá sản phẩm mới, giúp sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng

- Tạo cho khách hàng sự tin tưởng về sản phẩm cũng như thương hiệu

- Thu hút đông đảo khách hàng hơn nữa.

Việc sale hàng cũng phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định như:

- Sale dịp lễ hội như: Khai trương, giáng sinh, Black Friday, tết,...

- Sale khi ra mắt sản phẩm mới

- Sale những hàng tồn kho, hết mùa

Tuy nhiên hiện nay, không chỉ tại các cửa hàng mà cả các trang thương mại điện cũng thường xuyên có các chương trình sale rầm rộ. Hết chương trình này lại lập tức có một chương trình sale khác, chính vì thế mà khiến cho nhiều người tiêu dùng phải đặt câu hỏi nghi vấn về những chương trình này.

Sale có thật sự là giảm giá hay không?

Hiểu rõ là hàng sale người tiêu dùng sẽ biết được những lợi ích của nó, và những yếu tố để cân nhắc việc có nên mua hay không. Đa số người tiêu dùng chúng ta đều không thể cưỡng lại được sức hút của những biển quảng cáo với những dòng chữ: Flash sale, Sale up to. Sale off, Big sale dọc trên đường phố.

Các chương trình sale "khủng" diễn ra liên tục. Ảnh: Internet.

Các chương trình sale "khủng" diễn ra liên tục. Ảnh: Internet.

Ta có thể dễ dàng bắt gặp những người xếp hàng dài, chen lấn, xô đẩy để mua hàng sale ở những trung tâm thương mại hay các cửa hàng,... để tìm cho mình những món đồ ưng ý giá rẻ hơn với thường ngày nhiều lần. 

Tuy nhiên, hình thức sale ra sao, sale như thế nào để không bị lỗ thì lại là chiến lược của những nhà kinh doanh. 

Rất nhiều người chia sẻ rằng họ không hề có ý định mua bán gì trước đó, tuy nhiên họ cũng chẳng thể "dửng dưng" trước những chương trình sale, biển quảng cáo sale ngập tràn trên đường khi đi ngang qua. 

Những dịp như cuối năm, giao mùa là thời điểm thích nhiều người "săn sale" tìm những món đồ đã thích trước đó nhưng không dám mua vì giá quá cao. Nhiều người vui mừng vì trong những dịp này họ mua được những món đồ ưng ý, phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân.

Không ít chị em đã phải "ôm trái đắng" khi săn hàng sale mùa lễ hội. Ảnh: Internet.

Không ít chị em đã phải "ôm trái đắng" khi săn hàng sale mùa lễ hội. Ảnh: Internet.

Nhưng ngược lại cũng có rất nhiều người đã phải "ôm trái đắng" khi sa đà vào những chương trình sale này. Mong muốn mua được món đồ yêu thích với giá rẻ hơn ngày thường nhưng thực tế giá khi mua sale lại đắt hơn ngày thường rất nhiều.

Theo nghiên cứu vừa công bố trên tờ Business Insider của tác giả Mark Ellwood có tiêu đề: "Cơn sốt giá rẻ: Mua sắm thế nào trong thế giới hàng giảm giá", các bảng hiệu đề sale (giảm giá) nhan nhản tại nhiều cửa hàng không phải lúc nào cũng nhằm cho biết thông tin giảm giá.

Chính xác hơn, các biển sale in chữ màu đỏ và thường rất to ấy chỉ mang tính lôi kéo khách hàng bước vào nhiều hơn. Nhóm nghiên cứu của Ellwood đã tiến hành xếp 200 loại sản phẩm thành 3 nhóm khác nhau tại 18 điểm bán khác nhau của cùng chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Các biển sale thường rất to và chỉ mang tính chất lôi kéo khách hàng. Ảnh: Internet.

Các biển sale thường rất to và chỉ mang tính chất lôi kéo khách hàng. Ảnh: Internet.

Các sản phẩm ở nhóm thứ nhất (nhóm dùng để đối chiếu) được bán với giá thông thường và không treo biển giảm giá. Nhóm thứ hai giảm giá 12% nhưng không treo biển báo. Nhóm thứ ba bán giá như bình thường nhưng lại treo biển sale in màu vàng và đỏ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm hàng "âm thầm giảm giá 12%" bán được nhiều hơn 17% số sản phẩm so với nhóm đối chiếu. Còn nhóm treo biển sale tuy không hề giảm giá song vẫn bán được nhiều hơn 3,4% số sản phẩm so với nhóm đối chiếu. Như vậy là cửa hàng không mất gì ngoài việc in một số tấm biển sale và nâng thêm 3,4% lượng sản phẩm bán được.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà những tấm biển sale đều được in chữ màu đỏ. Màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất, tạo cảm giác gần với người nhìn hơn so với thực tế. Do đó, sau đen và trắng thì đây là màu thường được chọn để viết chữ khi cần tạo chú ý.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả Ellwood khuyên người tiêu dùng hãy cẩn trọng xem xét kỹ mức giá khi bước vào những cửa hàng treo la liệt những biển sale.

M.T (T/H) / Tin Nhanh Online

Nguồn: http://tinnhanhonline.vn/sale-la-gi-sale-co-that-su-la-giam-gia-hay-khong-1599038