Mặc dù kinh nguyệt là hiện tượng sinh lí tự nhiên của phụ nữ, nhưng từ xưa tới nay, dân gian vẫn quan niệm rằng đây là thứ không sạch sẽ. Do đó, khi đến kỳ, phụ nữ bắt buộc không được đi vào điện thờ, đền miếu hay thực hiện việc thờ cúng. Tuy nhiên, thực hư của việc này là như thế nào?
- Sáng mùng 1, 'ghê mắt' với cảnh chị em khoe mông đi lễ chùa
- Tại sao chúng ta đi lễ chùa vào mùng Một và ngày Rằm? Đây có phải quy định của nhà Phật hay không?
Tại sao lại có quan niệm "đèn đỏ" không được thắp hương?
Theo quan niệm dân gian, kinh nguyệt là thứ ô uế. Khi đến kỳ, phụ nữ không nên đi vào điện thờ, đền miếu hay thực hiện việc thờ cúng. Thậm chí, những công việc trọng đại cũng không nên thực hiện trong những ngày đèn đỏ của phụ nữ.
Bởi lẽ dân gian cũng cho rằng, ma quỷ dễ bị máu dẫn dụ. Thời kỳ "đèn đỏ" là lúc phụ nữ suy yếu dương khí, sẽ gây sự chú ý của quỷ thần.
Ma quỷ khi thấy máu có thể bị chọc giận, nổi lòng tham, hút dương khí hoặc đeo bám, quấy nhiễu người đó. Chúng cũng có thể giáng hạn xuống gia chủ, phá phách và gây cản trở trong cuộc sống của người dương.
Kinh nguyệt không phải yếu tố ảnh hưởng đến sự thành kính dâng hương bái phật.
Không được thắp nhang hay đi lễ chùa vào ngày "đèn đỏ" là quan niệm từ xa xưa được truyền miệng tới giờ.
Người ta cũng cho là phụ nữ trong kỳ "rớt dâu" nếu thắp hương sẽ bị thần linh khiển trách. Từ đó, những điều không may, rủi ro hay xui xẻo sẽ ập tới. Trước bàn thờ tổ tiên, mọi thứ dâng lên đều phải sạch sẽ. Thậm chí, gia chủ bình thường khi làm lễ cũng phải tắm rửa thật sạch rồi mới cúng bái, dâng hương hay thắp nhang.
Chính vì vậy, việc thắp hương, tế lễ cũng khiến các chị em băn khoăn. Mọi người không khỏi thắc mắc liệu việc thắp hương có thể được thực hiện khi chị em đang có kinh nguyệt không? Đó là do họ lo lắng có thể phạm vào những điều tối kỵ trong tâm linh. Từ đó, gây nên những ảnh hưởng xấu cho gia đình, bản thân người hành lễ.
Có nên thắp hương, tế lễ khi đang trong kỳ kinh nguyệt không?
Theo những người chuyên nghiên cứu về tôn giáo, phụ nữ không cần kiêng kỵ thắp nhang khi tới ngày có kinh nguyệt. Quan niệm kiêng kỵ trong dân gian vốn chỉ đúng với những quỷ thần cấp thấp. Đó là do những quỷ thần này đã từng hoặc đang nghiện ăn máu. Khi thấy máu, lòng tham trỗi lên sẽ dễ dàng nổi giận.
Tuy nhiên, máu kinh nguyệt không phải là máu tươi, nó khiến quỷ thần bực tức khi cảm nhận mình bị làm nhục. Chính vì vậy, phụ nữ có kinh nguyệt không nên bước vào những đền miếu có thờ quỷ thần cấp thấp. Nếu không họ có thể gặp phải những chuyện xui rủi không may.
Kinh nguyệt không phải yếu tố ảnh hưởng đến sự thành kính dâng hương bái phật.
Còn chuyện thắp nhang, đi lễ chùa, lễ đền đài thì không cần kiêng kị vấn đề kinh nguyệt. Thậm chí tới chùa, lễ Phật hay tụng kinh tọa thiền đều không cần tránh né vấn đề này. Nó không phải yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc thờ cúng của chị em phụ nữ.
Tuy nhiên, chị em phụ nữ cần cẩn thận, chú ý khi thực hiện việc thắp nhang, đi lễ trong những ngày có kinh nguyệt. Trước khi thực hiện nghi lễ thắp nhang hay đi chùa, hãy vệ sinh thân thể, chân tay thật sạch sẽ. Từ đó, đảm bảo cơ thể thanh sạch nhất khi bày tỏ lòng thành với tổ tiên, đất trời và thần phật.
- Tại sao đi chùa lễ Phật lại thường thắp 3 nén nhang, lạy 3 lạy?
- Tại sao người Việt lại đặt một cây đèn dầu trên bàn thờ?