Đối với Ukraine, khu vực Donbass là vùng lãnh thổ buộc phải chiến đấu để giành lại trong khi Bán đảo Crimea thì không hẳn như vậy.
- Nga điều thêm xạ thủ bắn tỉa tới Donbass, binh sĩ Quân đội Ukraine liên tiếp bị hạ sát
- Nếu Mỹ phát sinh xung đột quân sự trực tiếp với Nga - Trung, điều gì sẽ xảy ra?
Cuộc chiến của Nga ở miền Đông Ukraine vẫn đang âm thầm tiếp diễn. Ukraine cho biết, riêng trong năm 2020, các lực lượng của họ đã có 50 binh sĩ thiệt mạng và 339 người khác bị thương ở Donbass.
Điều đó đồng nghĩa với việc khoảng 3.200 binh sĩ Ukraine đã tử vong trong các trận chiến với Nga tại đây từ năm 2014. Gần như tất cả thương vong này đều xảy ra ở khu vực Donbass miền Đông Ukraine, nơi các lực lượng Nga vẫn đang bám trụ.
Donbass và Crime đang là hai khu vực xung đột lớn nhất giữa Nga và Ukraine. Đầu năm 2014, Nga đã thành công trong việc sáp nhập toàn bộ Bán đảo Crimea và khu vực cho đến nay vẫn bị nhiều nước trên thế giới coi là đang bị chiếm đóng bất hợp pháp bởi các lực lượng Nga.
Tuy nhiên, Crimea hiện đang là một gánh nặng tài chính đối với Nga. Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn khi Ukraine cắt nguồn cung cấp nước ngọt cho Crimea.
Tay súng do Nga hậu thuẫn bảo vệ hoạt động trao đổi tù nhân ở Donbass ngày 29/10/2015. Ảnh: AP.
Dù phải đối diện với những khó khăn như vậy nhưng Nga vẫn đang thể hiện rõ quyết tâm bám trụ tại Donbass. Tuy nhiên, chính sách của Nga đối với khu vực đã có sự điều chỉnh.
Cuối năm 2020, Nga cho biết họ không tìm cách sáp nhập phần lãnh thổ Donbass mà họ đã kiểm soát kể từ năm 2014. Hai tỉnh của Ukraine (Donetsk và Luhansk) chiếm khoảng 9% lãnh thổ, 13% dân số và 15% GDP Ukraine năm 2014. Vào thời điểm đó, Donbass cũng có khoảng 38% người dân tộc thiểu số Nga.
Đối với Ukraine, Donbass là vùng lãnh thổ buộc phải chiến đấu để giành lại trong khi Crimea thì không hẳn như vậy. Hai tỉnh ở Donbass, gồm Donetsk và Luhansk, trong một thời gian dài từng là đầu tàu kinh tế của nước Nga Xô Viết. Nhưng vai trò đó bắt đầu giảm sút vào những năm 1980 và nhất là khi Liên Xô sụp đổ và Ukraine tách ra độc lập vào năm 1991.
Quân đội Ukraine ở ngoại ô Izyum, miền đông Ukraine ngày 15 tháng 4 năm 2014. Ảnh: AP.
Mặc dù vai trò kinh tế như đề cập ở trên không còn nhưng ngày nay Donbass lại chính là niềm tự hào dân tộc nên các chính trị gia Nga sẽ phải đối mặt với hậu quả nặng nề nếu như họ không giành chiến thắng trong giải quyết xung đột.
Nước Nga,dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin đang cố gắng sử dụng cả chiến tranh kinh tế để đánh bại Ukraine nhưng điều đó dường như không thành công.
Các hoạt động ở Donbass tiêu tốn của Nga vài tỷ đô la mỗi năm để chi trả cho những người Ukraine gốc Nga và người thiểu số gốc Nga. Họ đóng vai trò là lính đánh thuê nhưng lại thể hiện như "những kẻ ly khai có vũ trang".
Năm 2014, dân số tại các khu vực do Nga kiểm soát đã giảm sút do nhiều thường dân chuyển đến Ukraine hoặc sang Nga, dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế tại đây.
Trong nỗ lực liên quan mới nhất, phát biểu tại phiên họp của Diễn đàn Hợp tác An ninh của OSCE, ông Konstantin Gavrilov - Trưởng phái đoàn Nga tham gia các cuộc Đàm phán về An ninh Quân sự và Kiểm soát Vũ khí tại Vienna đã kêu gọi các đối tác nước ngoài của Kiev cần tác động để kiềm chế không cho Quân đội Ukraine "khiêu khích" ở Donbass.
"Các đối tác nước ngoài cần tận dụng cơ hội để ngăn chặn Chính phủ và Quân đội Ukraine tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Donbass. Đây sẽ là bằng chứng trực tiếp thể hiện cam kết của họ đối với hòa bình ở Ukraine và sự ổn định an ninh ở châu Âu".
- Tình báo Ukraine tiết lộ 'kế hoạch đen' của Nga nhằm vào Crimea: HĐ Biển Đen là quân bài bí ẩn?
- Ra lệnh cho pháo đài bay B-52 quay đầu: Hành động của phi công Mỹ khiến Bắc Kinh 'mất mặt'
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/ukraine-quyet-tai-chiem-donbass-con-dau-dau-cua-tong-thong-putin-161212502120509290.htm