Có rất nhiều thuật ngữ nghe nhiều thấy quen nhưng chưa hiểu rõ nghĩa. Tuy nhiên cũng có những thuật ngữ chúng ta chưa nghe thấy bao giờ. Vậy vi bằng là gì và những thủ tục để công chứng nó là gì?
- Định luật người nghèo: Những người nghèo thực sự, thường luôn tự giam mình trong 3 việc làm vô nghĩa, nếu không muốn bần hàn suốt đời thì hãy mau thay
- Nope là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa Nope và No
Vi bằng là gì?
Vi bằng là chứng cứ khi xảy ra tranh chấp, chứ không có giá trị như văn bằng công chứng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hiểu đúng về giá trị vi bằng.
Vi bằng là gì?
Cụ thể hơn, vi bằng là biên bản do văn phòng Thừa Phát Lại tại địa phương cấp, ghi nhận: Vào một ngày giờ, địa điểm, giữa các bên liên quan có cam kết một nội dung nào đó với nhau. Trong trường hợp mua bán nhà, đất ở trên, văn phòng Thừa Phát Lại chỉ làm chứng việc giao nhận tiền giữa bên bán và bên mua. Trong vi bằng còn ghi rõ: "Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan".
Thủ tục công chứng vi bằng như thế nào?
Vi bằng được lập thành 3 bản chính:
- Bản giao người yêu cầu.
- Bản đăng ký và lưu giữ tại Sở Tư pháp tỉnh.
- Bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa Phát Lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản.
Thủ tục công chứng vi bằng như thế nào?
Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản (giống như biên bản). Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, video, âm thanh. Trong tài liệu đó, Thừa Phát Lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa Phát Lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan.
Vi bằng sẽ là bằng chứng vững chắc bảo vệ nhằm phòng tránh những rủi ro pháp lý. Nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng thì tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án.
Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa Phát Lại.
Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng, vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa Phát Lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.
Mua nhà công chứng có an toàn không?
Thực tế hiện nay, nhiều người mua nhà bị nhầm tưởng vi bằng Thừa Phát Lại có thể thay công chứng.
Giá trị của vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa Phát Lại trực tiếp chứng kiến, cụ thể trong các trường hợp này là ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên nên vi bằng không có giá trị thay thế văn bản (hợp đồng) công chứng, chứng thực.
Mua nhà công chứng liệu có an toàn?
Vì không có giá trị pháp lý nên người mua sẽ không có quyền sử dụng đối với phần tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua. Do vậy, việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép.
Một số trường hợp vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi đã thế chấp tài sản ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy tay) dẫn đến phát sinh tranh chấp.
Như vậy, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay, thông qua hình thức lập vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là bên mua.
- Nữ, 30 tuổi, lương tháng chục triệu, tiết kiệm bằng 0: 'Nghèo sang chảnh' rốt cuộc đang hủy hoại bao nhiêu người trẻ?
Nguồn: http://tinnhanhonline.vn/vi-bang-la-gi-thu-tuc-cong-chung-vi-bang-nhu-the-nao-1599665