Có bao giờ bạn tự thắc mắc tại sao lại có 2 tai, 2 mắt nhưng chỉ có một cái miệng hay không? Hãy để chúng tôi giải đáp những thắc mắc cho các bạn nhé!
- Đi bơi quên tháo lens, người phụ nữ đối mặt với nguy cơ bị mù hoàn toàn
- Nhận biết và điều trị nấm miệng
Loài người được tạo ra chỉ có 1 cái miệng và 2 cái tai, 2 cái mắt đó là để chúng ta nói ít đi và lắng nghe nhiều hơn và quan sát nhiều hơn. Đây không chỉ là một lời nhắc nhở, mà còn là lời chế giễu về sự bốc đồng và hiếu thắng của bạn.
Dưới đây là những giải đáp cho câu hỏi vì sao con người có 2 mắt, 2 tai nhưng chỉ có 1 miệng.
“Xa xưa, có một sứ thần nước nhỏ cống nạp cho một nước lớn ba tượng hình người bằng vàng ròng. Quốc vương của nước lớn vui mừng tột độ, nhanh chóng nhận quà cống nạp của quốc gia nhỏ bé kia.
Nhưng sứ thần cống nạp vật quý lại đưa ra một câu hỏi khiến quốc vương phải suy nghĩ rất nhiều ngày nhưng cũng không thể nghĩ ra được câu trả lời. Nội dung câu hỏi là:
“Trong ba tượng hình người bằng vàng kia, tượng nào có giá trị nhất?”
Quốc vương nước lớn đã nghĩ ra mọi biện pháp như tiến hành cân đong cả ba bức tượng nhưng trọng lượng của chúng hoàn toàn giống nhau.
Tiếp theo quốc vương còn mời những người thợ chạm khắc nổi tiếng kinh thành vào để đánh giá độ tinh xảo của bức tượng nhưng cũng không tìm được câu trả lời. “Nên làm thế nào đây?” Nhà vua nghĩ. “Ta không thể thỏa lòng nhận cống vật mà không có câu trả lời được, vương quốc nhỏ bé đó sẽ chê cười vương quốc của ta”. Cuối cùng, có một vị đại thần đã cáo quan về quê từ lâu xin tiếp kiến nhà vua và nói: “Thần đã có câu trả lời”.
Vị đại thần già này lấy ba gọng cỏ dài, ở tượng vàng đầu tiên, ngài xuyên ngọn cỏ đó vào bên tai phải, lập tức ngọn cỏ lại lộ ra từ bên tai trái của bức tượng. Hành động này được làm lại cho hai bức tượng còn lại. Điều khác biệt là sau khi xuyên ngọn cỏ từ phía tai phải, đầu ngọn cỏ lại xuất hiện ở miệng của bức tượng thứ hai và cuối cùng không thấy xuất hiện ở bức tượng thứ ba. Ở bức tượng cuối cùng này, ngọn cỏ đã rơi vào trong bụng bức tượng mà không gây ra bất kỳ tiếng động nào.
Sau khi việc “kiểm định” đã xong, vị đại thần già quay lại phía sứ giả và nói: “Bức tượng thứ ba là đáng giá nhất”. Trước sự ngỡ ngàng của mọi người, vị sứ giả gật đầu mỉm cười và cúi lạy vị đại thần đáng kính đó.
Chắc ai cũng thắc mắc: “Cuối cùng câu trả lời sẽ là như thế nào?” Thật đơn giản, câu trả lời của vị đại thần nằm ở kết quả “kiểm định” này.
Khi giải thích cho nhà vua về hành động của mình, vị đại thần đã nói: “Ông trời chỉ cho chúng ta hai cái tai để nghe và một cái miệng để nói. Sở dĩ như vậy là yêu cầu chúng ta nghe nhiều hơn nói.
Một người có giá trị thực sự không thể “vừa kịp nghe đã kịp nói” như bức tượng thứ hai, cũng không phải là người “Từ tai nọ xọ tai kia” như bức tượng thứ nhất. Một người có giá trị là một người luôn luôn biết lắng nghe, tiếp thu và suy ngẫm, không nói nhiều, không cần khuyếch trương, đó chính là yếu tố cơ bản nhất của để tạo nên một người hiểu biết giá trị.
Một câu chuyện khác được kể lại rằng: ”Cách đây không lâu, tôi cùng một người bạn bắt tay làm chung một dự án, tôi tự cảm thấy mình đã dành rất nhiều tâm huyết vào đó, thế nhưng khi nghiệm thu tôi lại nghe được hết lời chỉ trích này đến những đề xuất khác, tôi cảm thấy rất khó chịu.
Người bạn này sau đó đã gọi điện cho tôi nêu ý kiến sửa đổi, nhưng tôi không thèm nghe cậu ấy nói và đưa ra một loạt lí do, ý tưởng của chính tôi. Sau đó, chúng tôi mỗi người một phách, ai cũng không có cơ hội nêu rõ ý tưởng của bản thân cho đối phương hiểu.
Lúc này, cậu bạn của tôi vô cùng sốt ruột, cậu ấy bảo chúng tôi không nói chuyện được qua điện thoại vậy thì chat Viber, sau đó cậu ấy lên Viber viết rõ những đường đi nước bước của mình. Thực ra có rất nhiều ý kiến vô cùng hay có thể giải quyết được vấn đề chúng tôi đang mắc phải.”
Sau sự việc này chúng ta có thể nhận ra rằng, rất nhiều sự việc không thành công cũng chỉ vì chúng ta không cho đối phương cơ hội để nói. “Bạn để tôi nói xong đã, được không”, đây là yêu cầu vô cùng khiêm nhường trong giao tiếp xã hội hiện đại, thế nhưng chúng ta nhiều khi vô tình bỏ qua sự tôn trọng cơ bản nhất này.
Một cặp đôi đang yêu nhau say đắm mặn nồng, cứ ngỡ là không gì có thể chia sẽ được đôi bên. Thế mà, cô bạn gái vô tình bắt gặp anh bạn trai đang đi với một cô gái khác trên đường đi. Lòng ghen đùng đùng trỗi dậy. Cô gái buông lời nói chia tay, không cần mà không cho anh cơ hội để giải thích. Chỉ vì tức giận mà vô tình họ lại rời xa nhau chứ cô bạn gái đâu biết cô gái kia chính là sếp của anh ta.
Trong một lớp học, thầy giáo hay cô giáo cứ thiên vị những bạn con nhà giàu, ăn mặc thơm tho sạch sẽ, đến lớp đầy đủ và đúng giờ còn “ghẻ lạnh” với những cô cậu ăn mặc rách rưới thậm chí sẵn sàng phang vào mông của những cô cậu này khi họ bị lỗi hoặc đi học muộn. Cho đến một hôm thầy giáo tình cờ gặp em học sinh mà mình đối xử thậm tệ trên đường mình đi chạy thể dục vào buổi sáng sớm. Hóa ra là mình chưa cho em cơ hội để giải thích, hóa ra em đi học muộn không phải vì em lười mà vì em vẫn còn phải mưu sinh qua ngày.
Thời nay, có rất nhiều bậc phụ huynh than phiền con cái của họ đang bước vào giai đoạn nổi loạn, không biết vâng lời – mối lo chung khi con họ bước vào tuổi vị thành niên. Vậy các bậc cha mẹ đã bao giờ tự hỏi: mình đã và đang thật sự nghiêm túc lắng nghe nguyện vọng của con cái mình hay chưa?
Bạn biết con mình đang nghĩ gì không? Chúng mong muốn và hy vọng điều gì? Bạn muốn hiểu con bạn, nhưng lại không muốn lắng nghe chúng mà chỉ muốn bắt ép chúng phải nghe theo bạn, thế thì con bạn có còn muốn nghe lời bạn không?
Từng đọc đâu đó một bài báo rằng: một nữ sinh 22 tuổi đã nhảy lầu tự tử và để lại một bức thư thức tỉnh hàng triệu người. Đó là: “cha, mẹ con đi đây, con không chịu nổi nữa rồi, chắc thế giới bên kia sẽ phù hợp với con hơn”. Người mẹ vì ép con gái học cho bằng được, thuê gia sư, bồi bổ bao nhiêu chất dinh dưỡng,… chỉ vì mong con đậu vào trường này, làm ở vị trí kia… mà quên mất tìm hiểu sở thích của con gái, không biết con thực sự không thích điều đó nhưng chỉ vì làm vui lòng mẹ mà miễn cưỡng học. Đến lúc vừa tốt nghiệp đại học, bao nhiêu năm trời nuôi dạy thì cũng là lúc mãi mãi không được nhìn thấy mặt của con.
“Đợi người khác nói xong” không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn với người nói, mà còn thể hiện sự thấu hiểu và khoan dung của bạn với xã hội. Và điều quan trọng nhất chính là, chỉ khi người khác nói xong bạn mới thực sự hiểu người đó muốn biểu đạt ý kiến và suy nghĩ gì, để đưa ra những đánh giá và nhận định chính xác nhất.
Ngoài ra, con người chúng ta thường hay than phiền, động một tí là kêu ca. Bạn cứ trách là mình không có điều kiện để học nên bạn học dốt nhưng khi bạn có điều kiện tốt thì bạn cũng có học giỏi nổi đâu. Thử hỏi bao nhiêu triệu phú hay tỷ phú thì mấy người có điểm xuất phát tốt?
Vì sao con người có 2 mắt, 2 tai nhưng chỉ có 1 miệng? Thượng đế muốn chúng ta hãy thôi than phiền, hãy nhìn tấm gương những người xung quanh và hãy là người lịch sự luôn biết lắng nghe.