Bệ hạ, Điện hạ, Bổn cung đều là những cách gọi đặc quyền, không được sử dụng lung tung, nếu gọi sai sẽ bị chém đầu ngay lập tức.

Những ai xem phim cổ trang Trung Quốc hẳn quá quen thuộc với cách gọi Hoàng đế bằng Bệ hạ, Thái tử bằng Điện hạ và Hoàng hậu/Quý phi là Bổn cung (Bản cung). Nhưng vì sao 3 cách gọi này lại sử dụng các từ chỉ những khu vực trong Hoàng cung như bệ, điện, cung?

Bệ hạ, Điện hạ, Bổn cung đều là những cách gọi đặc quyền, không được sử dụng lung tung, nếu gọi sai sẽ bị chém đầu ngay lập tức. 

1. Tại sao gọi Hoàng đế là Bệ hạ?

Vì sao Hoàng đế được gọi là Bệ hạ, Thái tử là Điện hạ, Quý phi là Bản cung? 3 lý do khiến hậu thế thốt lên: Hóa ra như vậy! - Ảnh 1.

Được biết, phía dưới chỗ ngồi của Hoàng thượng trong triều có một vật gọi là "bệ", hay chính là bậc tam cấp được điêu khắc từ bạch ngọc tinh tế chuyên dụng của Hoàng gia. 

Vậy tại sao Hoàng đế lại phải ngồi trên "ngọc"?

Cung điện trên trời được gọi là Quỳnh lầu ngọc vũ, "quỳnh" và "ngọc" ở đầy đều là ngọc, mà Ngọc hoàng đại đế trên trời lại có thêm chữ "ngọc". Thế là Hoàng đế trong cung cấm đã xây dựng cho mình bảo tọa trên thềm ngọc lấp lánh xa hoa với ý nghĩa: Ta đây chính là Ngọc hoàng ở nhân gian, được trời phái xuống để quản lý mọi việc dưới trần. 

Mỗi lần thiết triều, các quan thần tập hợp báo cáo công việc triều chính cho Hoàng đế, đều phải cúi đầu đứng dưới bệ ngọc, gọi Hoàng đế là "Bệ hạ", ý chỉ: Người đứng dưới "bệ" hồi báo công việc cho Hoàng thượng. 

2. Tại sao gọi Thái tử là Điện hạ? 

Vì sao Hoàng đế được gọi là Bệ hạ, Thái tử là Điện hạ, Quý phi là Bản cung? 3 lý do khiến hậu thế thốt lên: Hóa ra như vậy! - Ảnh 2.

Trong phim ảnh, chúng ta thường thấy một cảnh: Lúc thiết triều sáng sớm, Hoàng thượng ngồi trên bảo điện cao, bên dưới là văn võ bá quan cung kính báo cáo sự vụ trong thời gian vừa qua. 

Nhưng trên thực tế, cảnh thiết triều thật sự không giống như trong phim. Ban đầu, Hoàng đế cho thiết triều ngoài trời (có thể phòng tránh trường hợp có người ngáp ngủ, đặc biệt là mùa đông, gió rét sẽ khiến mọi cơn buồn ngủ tiêu tan), địa điểm có thể là phía ngoài một cung điện hoặc trong vườn đơn giản, đóng cửa lớn lại, hình thành một khu dùng để "họp hành" nửa kín nửa mở. Hình thức thiết triều này còn được gọi là "Ngọ môn thính chính".

Về sau, đến thời nhà Thanh đã có Nam Thư phòng dùng làm nơi bàn bạc quân cơ, chuyện triều chính quan trọng,... 

Trong thời cổ đại, "điện" có 2 cách dùng:

Một, địa điểm tổ chức nghi lễ đặc biệt như: Hoàng gia tế tổ, đăng cơ,... 

Hai, phòng làm việc cá nhân và nơi ở của Hoàng đế. 

Nếu nói "cung" là nơi chuyên ngủ nghỉ của các thành viên quan trọng của Hoàng gia, thì "điện" chính là nơi ở cá nhân của Hoàng đế, đơn cử là Dưỡng Tâm điện trong Tử Cấm Thành.

Theo đó, "điện" không phải là nơi ai cũng được vào, ngoài Hoàng đế ra thì những người thân cận với Hoàng đế mới được phép bước chân vào nơi này, như Thái tử - người chấp vị tương lai. 

Thái tử có thể được phép vào điện, nên hạ nhân gọi Thái tử là "Điện hạ", ý chỉ người có thể đứng dưới điện cùng Hoàng đế tham gia các nghi lễ quan trọng. 

Ngoài ra, "Điện hạ" còn có một ý nghĩa khác: Sau khi Hoàng tử được lập thành Thái tử, thì bắt buộc phải giữ khoảng cách với văn võ bá quan. Lúc gặp mặt nghị sự, Thái tử phải đứng trên bậc thềm ngoài cửa cung điện, còn các bá quan thì xếp hàng đứng dưới bậc thềm cách xa. Từ đó, cũng tương tự như văn võ bá quan đứng dưới bệ gọi Hoàng đế là Bệ hạ, thì khi đứng dưới điện gọi Thái tử là Điện hạ. 

3. Tại sao Quý phi tự xưng mình là Bổn cung? 

Vì sao Hoàng đế được gọi là Bệ hạ, Thái tử là Điện hạ, Quý phi là Bản cung? 3 lý do khiến hậu thế thốt lên: Hóa ra như vậy! - Ảnh 3.

Thời xưa, phi tần vì để tranh sủng, đoạt lấy sự yêu thích của Hoàng đế và quyền lực nắm giữ hậu cung mà đấu đá lẫn nhau không chừa một thủ đoạn nào, mâu thuẫn này chắc chắn không hề kém cạnh mâu thuẫn của các quan trong triều, thậm chí còn mưu mô hiểm độc hơn. Từ "Bổn cung" phát ra từ miệng của Hoàng hậu, Quý phi chính là một sự khẳng định về thân phận và sự hư vinh, cho rằng cung này thuộc về duy nhất mình ta mà thôi. 

Trong Hoàng thất, không phải ai cũng sở hữu cung tẩm của riêng mình, ngoài Hoàng thượng, Thái tử, Hoàng hậu và Quý phi. Những phi tần cấp thấp phải ở trong một cư xá tập thể, thậm chí đôi lúc còn ở chung khu với cung tỳ.

Những vị Quý phi muốn khẳng định quyền lực nên đã tự gọi là "Bổn cung" để nhắc nhở người khác rằng họ đã có "nhà" thuộc quyền sở hữu cho riêng mình.

(Nguồn: Sohu)