Sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, các nhà vườn ở làng Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) lại tất bật với công việc 'hồi sinh' các gốc đào, chuẩn bị cho một mùa vụ mới.

Dân sinh - Làng Nhật Tân tất bật 'hồi sinh' đào sau Tết

Ghi nhận của PV, vào thời điểm sau dịp tế, không khi tại làng đào Nhật Tân không khác gì so với những ngày cận Tết. Đường làng tấp nập xe vận chuyển đào về vườn.

Dân sinh - Làng Nhật Tân tất bật 'hồi sinh' đào sau Tết (Hình 2).

Chia sẻ của các nhà vườn, việc hồi sinh cho những gốc đào rất mất thời gian và nhiều công đoạn. Sau khi lấy đào về, các nhà vườn phải thay đất, tỉa rễ, bỏ phân, tưới nước, giữ ẩm... sau đó, ngắt hoa, tỉa cành để đào phục hồi sau thời gian "căng sức" toả sắc chưng Tết.

Dân sinh - Làng Nhật Tân tất bật 'hồi sinh' đào sau Tết (Hình 3).

Anh Nguyễn Mạnh Cường (46 tuổi, người trồng đào Nhật Tân) cho biết, trước đây nhiều người bán đào, nhưng giờ đây, hầu như mọi người trong làng chỉ cho thuê. Lý do một phần vì những gốc đào to rất quý, có gốc tuổi đời lên đến hàng chục năm nên giá rất cao, ít có người dám bỏ tiền ra mua chơi Tết. Bên cạnh đó, cũng không thể tìm được những gốc đào cổ thụ lâu năm như vậy nên những người trồng đào chỉ cho thuê và giữ gìn, chăm sóc cẩn thận.

Dân sinh - Làng Nhật Tân tất bật 'hồi sinh' đào sau Tết (Hình 4).

Người dân đang tất bật cắt tỉa những cành, hoa và quả non để dồn sức cho cây phục hồi sau khi bỏ ra chậu đưa xuống vườn.

Dân sinh - Làng Nhật Tân tất bật 'hồi sinh' đào sau Tết (Hình 5).

Theo anh Cường, năm nay việc thu hồi những gốc đào sau Tết mất nhiều thời gian hơn vì nhân công vào vụ khan hiếm. Khi đưa đào về đến vườn, trước tiên anh phải tỉa những cành hỏng, hoa và những quả non nhằm cho cây không bị suy yếu. "Công đoạn cắt tỉa cành lá cho cây đào là bước rất quan trọng, không lãng phí chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây có cành mới mập mạp hơn, nhiều chồi lộc và nhiều hoa hơn. Với các cây một thân, một tán cần cắt bỏ hết các cành trên cây, chỉ để lại phần gốc cành dài cách thân chính 5 - 7 cm", anh Cường chia sẻ.

Dân sinh - Làng Nhật Tân tất bật 'hồi sinh' đào sau Tết (Hình 6).

Cây được trồng xuống đất, chủ vườn phải tưới nước và theo dõi cây hằng ngày để kịp thời xử lý những tình huống xấu như cây chết, thối dễ…

Dân sinh - Làng Nhật Tân tất bật 'hồi sinh' đào sau Tết (Hình 7).

Việc kích rễ cho những gốc đào lâu năm khó hơn nhiều so với trồng một cây đào mới, đòi hỏi người trồng phải có kinh nghiệm. 

Dân sinh - Làng Nhật Tân tất bật 'hồi sinh' đào sau Tết (Hình 8).

 Khi mới được trồng lại phải luôn giữ gốc đào thật sạch, tránh để cỏ và lá cây lưu lại phần gốc.

Dân sinh - Làng Nhật Tân tất bật 'hồi sinh' đào sau Tết (Hình 9).

Các cây đào sau khi thu hồi về vườn được rắc vôi bột để hãm tốc độ phát triển thời gian đầu, đảm bảo cây phát triển tốt vào năm sau.

Dân sinh - Làng Nhật Tân tất bật 'hồi sinh' đào sau Tết (Hình 10).

Những gốc đào tại Nhật Tân được trồng ổn định chờ phục vụ cho Tết năm sau.