Để tránh những rắc rối và tình huống xấu hổ xảy ra khi trẻ nhận lì xì vào dịp Tết, cha mẹ cần chú ý dạy con những phép tắc cơ bản.

Khi Tết đến, người vui nhất là các em nhỏ, vì các em được nghỉ học, chơi đùa thỏa thích và còn được nhận tiền lì xì. Khi lì xì cho trẻ em, có một số chi tiết cha mẹ cần lưu ý để tránh những rắc rối không đáng có.

Khi lì xì cho trẻ em, cần phải chú ý những gì?

- Chú ý tới số tiền

Nhiều người có điều kiện tài chính khả giả nên hào phóng khi lì xì cho con cháu. Tuy nhiên, khi tất cả họ hàng người thân gặp nhau, tốt nhất bạn nên thống nhất số tiền để lì xì.

Mục đích của việc lì xì là để cầu may nhưng trẻ em đôi khi không hiểu được điều đó. Khi thấy anh chị của mình được lì xì nhiều hơn, chúng sẽ mang ra so sánh, phân bì, việc này có thể khiến người lớn xấu hổ.

Vì vậy, trước khi lì xì cho con cháu, bạn nên cân nhắc số tiền, có thể là 50 nghìn, 100 nghìn… tùy thuộc vào tài chính của bản thân. Việc lì xì một cách công bằng như thế này sẽ khiến bọn trẻ vui vẻ và tránh được những rắc rối không mong muốn.

- Lì xì trước mặt người lớn

Đi thăm họ hàng trong dịp Tết Nguyên Đán thường rất đông và hỗn loạn, nhiều trẻ em còn nhỏ, có thể chưa nhận ra mình được ai lì xì. Vì vậy, khi tặng phong bao lì xì cho trẻ em, tốt nhất nên đưa trước mặt người lớn để tránh gặp nhiều rắc rối không đáng có. Điều này cũng là để những người lớn khác biết rằng, bạn đã lì xì chưa.

- Cách tặng lì xì

Một số người lớn có thói quen xấu là trêu chọc trẻ, cho rằng mình là người lớn tuổi nên khi lì xì sẽ yêu cầu trẻ biểu diễn, hoặc trêu chọc trẻ. Điều này có thể khiến trẻ xấu hổ, bị tổn thương, lúc đó việc nhận lì xì chẳng còn vui vẻ nữa.

Trên thực tế, người lớn có thể nói một số lời chúc phúc khi lì xì cho trẻ em. Điều này không những tránh được một số bối rối mà còn mang lại may mắn cho trẻ.

- Chọn bì lì xì màu đỏ, tiền mới

Bì lì xì màu đỏ sẽ mang lại cảm thấy may mắn trong năm mới. Hơn nữa, khi lì xì cho trẻ sẽ không có cảm giác ngại ngùng khi đưa tiền trực tiếp. Ngoài ra, tiền lì xì cũng nên là tiền mới, nó sẽ tốt hơn tiền cũ rất nhiều về mặt ý nghĩa và các khía cạnh khác.

Trẻ em cần được dạy gì trước khi nhận lì xì?

Trẻ em cần học một số phép tắc cơ bản khi nhận lì xì, để tránh khiến cho người lớn bẽ mặt và bị đánh giá là người không lịch sự.

- Học cách nói "cám ơn"

Nói lời cám ơn khi nhận lì xì là nghi thức cơ bản nhất cha mẹ cần dạy cho con mình biết. Ngoài ra, trẻ phải đưa 2 tay ra khi nhận lì xì và chủ động nói lời cám ơn chứ không phải đợi cha mẹ nhắc.

Đặc biệt khi đến thăm nhà người khác trong dịp Tết Nguyên Đán, cha mẹ cũng có thể dạy trước cho con nói một số lời chúc tốt lành, đây cũng là cách giúp trẻ nâng cao EQ. 

Tuy nhiên, tùy theo tính cách của từng đứa trẻ, có đứa sẽ nhút nhát không chịu nói. Cha mẹ cũng không nên quát tháo hay ép trẻ nói, làm như vậy sẽ khiến không khí Tết trở nên mất vui.

- Không xé bao lì xì ngay sau khi nhận

Sau khi nhận lì xì, một số trẻ không được tinh tế sẽ ngay lập tức mở ra xem bên trong có bao nhiêu tiền, thậm chí có cha mẹ còn hỏi "con được lì xì bao nhiêu". Điều này thực sự rất lịch sự.

Cha mẹ có thể nói trước với con rằng, sau khi nhận được lì xì của người lớn, tuyệt đối không được mở ra xem ngay, hãy cất vào túi hoặc đưa cho cha mẹ giữa rồi về nhà mới được mở.

- Nói cho cha mẹ biết mình được lì xì

Mặc dù tốt nhất nên lì xì cho trẻ em trước mặt cha mẹ nhưng một số người lớn sẽ lì xì cho trẻ trong các trường hợp không có cha mẹ bên cạnh.

Vì vậy, một số trẻ sẽ không nói với cha mẹ sau khi nhận lì xì, khiến cha mẹ hiểu lầm, thậm chí có thể xảy ra một số chuyện xấu hổ không đáng có vì lý do này. Cha mẹ nên dặn dò con cái sau khi nhận lì xì phải chủ động nói cho cha mẹ biết do ai tặng.

Phan Hằng (Theo 163) / nguoiduatin.vn

Nguồn: https://nguoiduatin.vn/nhung-ieu-can-chu-y-khi-li-xi-cho-tre-em-trong-dip-tet-nguyen-an-a649503.html