Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng không thể tránh khỏi trong quá trình kinh doanh. Vậy, làm cách nào để giải quyết tranh chấp nhanh chóng, dễ dàng nhất, cùng bài viết này tìm hiểu nhé!

Đặc điểm tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại được định nghĩa là những xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của hai bên doanh nghiệp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đôi bên.

Tranh chấp thương mại sở hữu một số đặc điểm dưới đây:

- Tranh chấp phát sinh từ các hoạt động thương mại.

- Tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp.

Giải quyết tranh chấp thương mại như thế nào?

Tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh mà các bên tiến hành lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phù hợp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại gồm:

Thương lượng

- Đây là phương thức truyền thống, lâu đời nhất và là biện pháp đầu tiên nếu không thỏa thuận được với nhau thì mới phải dùng các biện pháp khác.

- Đôi bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bảo tranh chấp mà không cần nhờ sự trợ giúp hoặc phán quyết của bất kỳ bên trung gian nào.

- Hình thức giải quyết đơn giản, bảo vệ được bí mật kinh doanh, tăng cường sự hiểu biết, không gây tốn kém, không bị ràng buộc bởi bất kỳ một thủ tục pháp lý nào.

Hòa giải

- Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên do một cơ quan, tổ chức, cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.

- Đặc trưng của hòa giải là sử dụng bên thứ 3 đứng ra làm trung gian hòa giải. Bên thứ 3 phải có uy tín với cả hai bên, có kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực hào giải, có các biện pháp, phương pháp, cách thức hòa giải. Người trung gian hòa giải chỉ là là người hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong việc tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp.

- Đôi bên hòa giải không chịu bất kỳ sự chi phối nào của bất kỳ 1 trình tự tố tụng pháp luật nào. Thủ tục hòa giải do các bên tranh chấp tự quyết định, được tiến hành đơn giản, linh hoạt, nhanh chóng và đỡ tốn kém thời gian, tiền bạc.

- Kết quả hòa giải không buộc các bên phải thực hiện mà dựa trên tinh thần tự nguyện.

Tòa án

Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan nhà nước thực hiện trên danh nghĩa quyền lực nhà nước, được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Kết quả của quá trình tố tụng là toà án đưa ra các bản án có giá trị pháp lý bắt buộc với các bên đương sự. Nếu đương sự không tự nguyện thi hành sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Giải quyết tranh chấp thương mại tòa án phải tuân thủ các thủ tục nghiêm ngặt do luật tố tụng quy định, có thể trải qua nhiều giai đoạn xét xử như: Sơ thẩm, giám đốc thẩm, phúc thẩm.

Thời hạn khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại

Thời gian giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tháng tùy theo tính chất của sự việc. Trong thời gian chuẩn bị mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án, tòa án sẽ tiến hành hòa giải để đôi bên được thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ các trường hợp các vụ án không được phép hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định của luật pháp. 

Từ ngày tòa án quyết định đưa vụ án ra tòa xét xử, trong thời hạn 1 tháng sẽ mở phiên tòa, nếu có lý do chính đáng thì trong vòng 2 tháng phiên tòa sẽ được mở ra để giải quyết tranh chấp thương mại.

Hy vọng, những thông tin liên quan đến thủ tục, hướng giải quyết tranh chấp thương mại liệt kê ở trên đã giúp người đọc hiểu thêm về những thông tin cơ bản của quy trình này. Trong trường hợp còn bất kỳ thắc mắc nào muốn được tư vấn thêm thông tin về việc tranh chấp thương mại, khách hàng có thể liên hệ với Công ty luật Lê & Trần được tư vấn hiệu quả nhất.

PV / TNO