Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 được coi là ngày Tết dành cho trẻ em, là ngày mà những người trưởng thành như chúng ta dành tặng cho trẻ những gì tốt đẹp nhất.
- Nguồn gốc ít ai biết về Ngày của mẹ
- Hóa ra 'sợi dây vàng' đáng ghét mỗi lần bóc chuối lại ẩn chứa bí mật không ngờ và bạn đừng vội vứt bỏ
Nguồn gốc của Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
Ngày lễ Quốc tế thiếu nhi trước đây được gọi là Ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Liên Hiệp Quốc chọn ngày 1/6 là ngày quốc tế thiếu nhi để tưởng niệm sự kiện diễn ra vào ngày 1/6/1942 tại làng Lidixơ.
Vào sáng sớm ngày hôm đó, Phát xít Đức đã bắt gần 400 dân làng, gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Sau đó, chúng ra tay sát hại 66 người một cách tàn độc. Không chỉ vậy, chúng còn bắt 88 trẻ em vào phòng hơi độc và giết chúng. Những người còn sống sót sau sự kiện làng Lidixơ được đưa về các trại tập trung của Đức.
Để tưởng niệm hàng trăm trẻ em bị phát xít Đức sát hại, Liên Đoàn Phụ Nữ Dân Chủ Quốc Tế họp năm 1949 đã chọn ngày 1/6 là Ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi (tiền thân của Ngày quốc tế thiếu nhi sau này).
Từ năm 1950 trở đi, ngày 1/6 trở thành một ngày lễ trọng đại dành riêng cho các em thiếu nhi trên toàn thế giới.
Ý nghĩa của Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
Nụ cười hồn nhiên và ngây thơ của trẻ con chính là 1 phần tất yếu của cuộc sống này. (Ảnh Ngày Nay).
Quốc tế Thiếu Nhi 1/6 không gì khác chính là ngày mà trẻ em được tôn vinh, là ngày mà những người trưởng thành như chúng ta dành tặng cho chúng những gì tốt đẹp nhất. Tiếng cười của chúng cất lên như một phần tất nhiên của cuộc sống, như một phần không thể thiếu. Nếu thế giới này mất dần đi sự hồn nhiên đáng yêu ấy, đó là sẽ ngày loài người chẳng còn được thấy mặt trời. Vào ngày 1/6, người lớn thường tặng cho những đứa trẻ những món quà và những lời chúc vô cùng ý nghĩa, những chuyến đi chơi thú vị, những điều đặc biệt. Tất cả để tôn vinh trẻ em, đem lại cho chúng những niềm vui trong cuộc sống.
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 ở Việt Nam
Bác Hồ kính yêu vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước. (Ảnh báo Công Thương).
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Từ 15/5 đến 30/6 được coi là tháng Hành động vì trẻ em Việt Nam.
Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hằng năm đã thật sự trở thành ngày hội tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Tết Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cam go ác liệt nhất, nhưng Bác Hồ kính yêu vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước, Bác gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Bác viết: "Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với các cháu rằng đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần dần được no ấm, được vui chơi, được học hành, được vui sướng…".
Từ đó về sau, hàng năm cứ đến ngày Tết thiếu nhi và Tết Trung thu, thiếu nhi cả nước ta lại hân hoan đón thư chúc mừng của Bác Hồ. Bác Hồ luôn hết sức quan tâm, dạy bảo các cháu nên người, trong đó 5 Điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành nội dung giáo dục đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Hình ảnh mới nhất của em bé Mường Lát liệt hai chân co ro giữa giá rét sau 3 năm được nhận nuôi
- Khóc oà vì được cắn miếng gà rán đầu tiên sau nhiều tháng phong toả, cậu bé đáng yêu khiến dân mạng vừa thương vừa không nhịn được cười
Nguồn: https://thoidai.com.vn/nguon-goc-va-y-nghia-quan-trong-cua-ngay-quoc-te-thieu-nhi-16-109435.html