Trong thực tế công tác giống chăn nuôi, người ta thường áp dụng các biện pháp kỹ thuật như chọn lọc, nhân giống và lai tạo giống vật nuôi bằng cách áp dụng ưu thế lai. Vậy ưu thế lai là gì?
- Chiêm ngưỡng cây lan Bảo Duy 5 cánh trắng giá 5,6 tỷ đồng của đại gia Thái Nguyên
- Quyết tâm đạt mức tăng trưởng kinh tế cao gấp 1,3 lần cả nước
Ưu thế lai là gì?
Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
Ví dụ: Cà chua hồng Việt Nam và cà chua Ba Lan, gà Đông Tảo và gà Ri.
Gà Đông Tảo lai, Bố Đông Tảo mẹ gà Ri vàng rơm.
Trong các thế hệ sau, ưu thế lai giảm dần do qua phân li tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng, trong đó có gen đồng hợp lặn gây bệnh. Muốn duy trì ưu thế lai, khắc phục hiện tượng trên người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, triết, ghép, vi nhân giống…).
Tạo ưu thế lai ở động vật và động vật
Tạo ưu thế lai ở giống vật nuôi: Chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế tạo ra giống thương phẩm.
Trong điều kiện sản xuất nông hộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, đại đa số nông dân nuôi con lai giữa nái địa phương và đực ngoại. Các giống heo nái nội có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc, nhưng có nhiều đặc tính ưu việt: Chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương, mắn đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trường khí hậu. Trong khi đó các giống ngoại lớn nhanh cho nhiều nạc. Lai tạo giữa các giống heo nội với các giống heo ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính tốt của cả hai giống. Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản tốt. Phải bảo tồn nguồn gen heo nội để nhân thuần cung cấp nái nền lai tạo với các giống ngoại nhập.
Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã tiến hành lai lợn Lađrat Ấn Độ với lợn Ỉ Móng Cái thành công tạo lợn có ưu thế lai năng suất cao 1 tạ/10 tháng tuổi. Tỉ lệ nạc > 40%.
Tạo ưu thế lai ở thực vật (giống cây trồng): Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai:
Phương pháp lai dòng: Tạo ra hai dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau được dùng phổ biến vì phương pháp này dễ thực hiện đã tạo ra nhiều giống cây trồng cho năng suất cao hơn so với các giống cây thuần tốt nhất. Chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dòng bằng cách tạo hai dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ngô, đã tạo được nhiều giống ngô lai có năng suất cao hơn từ 25-30% so với giống nền chẳng hạn như giống ngô Bai-ô-xít (Bioseed) 9698.
Giống ngô Bai-ô-xít (Bioseed) 9698.
Phương pháp lai khác thứ: Là những tổ hợp lai giữa hai thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài để tạo ưu thế lai và giống mới.
Áp dụng những kiến thức trên, ở nước ta đã có một số thành tựu ưu thế lai: Giống táo đào vàng được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trường cây non của giống táo Gia Lộc. Cho quả to (30 - 35 quả/kg), mã quả đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt và thơm ngon đặc trưng.
Tạo giống cà chua HT.42 có chất lượng cao, khẩu vị ngọt, quả chắc, có thể cát giữ và vận chuyển mà không gây hỏng.
- Nông nghiệp Thủ đô tạo bước chuyển mới
- Cá sấu nguyên con rẻ như rau, nướng ăn liền ngày bán 2 tạ